Nguy cơ xói mòn hệ thống thương mại toàn cầu từ chính sách thương mại của Mỹ
Những động thái về thương mại gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là việc áp thuế đối với mặt hàng thép, nhôm của Canada, Mexico, Liên minh châu Âu (EU) và cảnh báo về hạn chót cho việc đánh thuế đối với một số mặt hàng bổ sung của Trung Quốc không chỉ gây ra những phản ứng giận dữ từ các “nạn nhân” mà chúng còn tạo ra nỗi sợ hãi rằng ông Trump sẽ làm xói mòn hệ thống thương mại toàn cầu.
Tổng thống Trump có thể không quá quan tâm về điều đó. Ông dường như không có nhiều quan tâm đối với những tác động đến các cơ chế hoặc quy tắc quốc tế, nhưng những quan chức xung quanh ông Trump thực sự lo ngại về vấn đề này và họ đang tạo ra những làn sóng thông tin để bảo vệ Tổng thống Trump.Luận điệu cơ bản của họ rằng Mỹ là quốc gia bảo vệ tin cậy đối với tự do thương mại vì Mỹ sẽ không tha thứ cho những quốc gia nào lợi dụng nguyên tắc này. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và những tổ chức quốc tế khác bị chế giễu vì họ chỉ nói mà không hành động, trong khi Mỹ đang nắm giữ vị trí đấu tranh cho chủ nghĩa bảo hộ.Tuy nhiên, luận điểm này thực sự không thuyết phục vì nó hoàn toàn sai lầm. Rõ ràng, Mỹ đang lợi dụng yếu tố an ninh quốc gia để biện hộ cho lý do đánh thuế cao, đồng thời đe dọa làm điều tương tự đối với ô tô nhập khẩu, đe dọa hành động đơn phương chống Trung Quốc vượt ra khỏi các tiêu chí dựa trên luật pháp quốc tế.Những quốc gia khác đã xây dựng kế hoạch phản ứng lại một cách tương xứng và Mỹ có khả năng đối mặt với sự trả đũa ngày càng tăng. Những chính sách thương mại của Mỹ vừa qua chỉ gây tốn kém mà không thu về lợi ích lớn hơn. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh.Thứ nhất, trong ngắn hạn, việc tăng thuế làm tăng giá cả, người tiêu dùng mất nhiều tiền hơn cho tiêu dùng và làm cho sản phẩm của Mỹ trở nên đắt đỏ, ít tính cạnh tranh hơn bởi phải trả nhiều tiền hơn cho chi phí nhập khẩu nguyên liệu.Viện nghiên cứu Peterson gần đây đưa ra đánh giá rằng nếu Tổng thống Trump áp thuế cao với ô tô nhập khẩu, điều đó sẽ làm mất đi 195.000 việc làm của Mỹ, chưa kể đến các biện pháp trả đũa chắc chắn sẽ xảy ra đối với Mỹ và làm ảnh hưởng xấu hơn đến các nhà xuất khẩu Mỹ do họ phải tốn thêm chi phí cho hoạt động kinh doanh ở nước khác.Những nhà phân tích khác cũng đưa ra kết luận tương tự đối với hệ quả của việc đánh thuế vào các mặt hàng nhôm, thép. Trong khi Mỹ chỉ thu về lợi ích nhỏ từ hoạt động bảo hộ, nước này thiệt hại nặng nề hơn dự kiến.Thứ hai, quan trọng hơn, việc tốn kém hơn trong sản xuất kinh doanh sẽ làm suy yếu các cơ chế và quy tắc quốc tế trong dài hạn vì chúng là những nền tảng cho hệ thống thương mại hiện đại. Mỹ vẫn là kiến trúc sư trưởng của hệ thống Bretton Woods vốn được xác lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và Mỹ vẫn là nước bảo vệ kiên định nhất cho hệ thống này từ đó đến nay.Các nhà lãnh đạo của Mỹ đã làm điều đó vì họ tin vào hệ thống dựa trên luật pháp quốc tế, việc đem lại lợi ích tăng trưởng cho tất cả những nước tham gia và khả năng ngăn chặn xảy ra các cuộc chiến tranh trong tương lai của hệ thống này.Tuy nhiên, hiện Mỹ đang đưa ra những “cú đánh” buộc các quốc gia nằm trong hệ thống này phải nhượng bộ về vấn đề thương mại. Những “cú đánh” đó, được hình thành từ những áp lực chính trị nội bộ của Mỹ, đang dần trở nên "đắt đỏ" đối với chính Mỹ do thế giới ngày càng hội nhập về kinh tế và những nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc ngày càng có nhiều tiềm lực.Điều này làm nảy sinh những phản đối về chính trị gia tăng ngay trong nước Mỹ và cả từ những nước phát triển khác về mục tiêu duy trì tự do thương mại. Trong khi đó, những nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ cũng chưa sẵn sàng cho việc đảm nhận trách nhiệm lớn hơn để duy trì hệ thống kinh tế thế giới hiện nay.Mỹ đang bị tổn thương bởi chính hành động của Mỹ. Việc xa rời những đồng minh, bạn bè gần gũi nhất trong nhóm G7 là lựa chọn sai lầm. Việc Mỹ không coi trọng các nguyên tắc quốc tế đang gây ra sự tổn thất to lớn cho hệ thống kinh tế quốc tế. Donald Trump có thể nghĩ rằng điều đó là chiến lược giành chiến thắng đối với Mỹ, nhưng thực chất Mỹ cũng chỉ là kẻ thua cuộc như những nước khác.Khi Mỹ đối xử với các nguyên tắc quốc tế bằng lập trường “bỏ qua” chúng thì những nước khác sẽ học theo sự “lãnh đạo” của Mỹ để gây tổn thương cho hệ thống kinh tế thế giới. Đó là kết cục thực tế của việc làm xói mòn các nguyên tắc quốc tế vốn được coi trọng tuân thủ.Điều đó cũng dẫn tới việc các nước sẽ chối bỏ các khái niệm về hàng hóa toàn cầu, giá trị toàn cầu - những điều đã tồn tại vượt qua cả ranh giới của đường biên giới thông thường và đang đem lại lợi ích cho Mỹ. Quan điểm về hệ thống Bretton Woods đã ràng buộc thế giới xích lại gần nhau trong một mạng lưới các nguyên tắc và cơ chế quốc tế nhằm ngăn chặn chiến tranh và sự suy thoái có thể xảy ra một lần nữa. Hệ thống này đã phát huy tác dụng trong 74 năm qua.Nếu tách rời khỏi hệ thống này thì điều đó sẽ đưa đến tình trạng các nước chỉ coi trọng lợi ích của họ mà không quan tâm đến lợi ích của nước khác. Thượng nghị sỹ Mỹ Ben Sasse gần đây đã chỉ trích chính sách thương mại của Trump là “đưa nước Mỹ trở lại năm 1929”. Thực tế, Mỹ đang thực hiện tiến trình kéo lùi lịch sử thế giới./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới giảm điểm do quan ngại tranh chấp thương mại Mỹ - Trung
09:09' - 20/06/2018
Quan ngại về tranh chấp thương mại Mỹ - Trung gia tăng đang phủ bóng đen lên thị trường chứng khoán thế giới trong phiên giao dịch ngày 19/6.
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định sẽ trả đũa tương xứng đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ
07:30' - 20/06/2018
Ngày 19/6, Bộ Kinh tế Nga thông báo nước này sẽ áp thuế đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả động thái tương tự của Washington nhằm vào sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Mong chờ “sự thay đổi lớn” sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, liệu có quá lạc quan? (Phần 2)
06:30' - 20/06/2018
Phần lớn những bình luận về thượng đỉnh Mỹ-Triều đều tập trung vào những tác động của hội nghị đối với tương lai quan hệ Mỹ-Triều, thì có một khía cạnh bị bỏ qua đó là Trung Quốc sẽ nhận được gì?
-
Kinh tế Thế giới
Mong chờ “sự thay đổi lớn” sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, liệu có quá lạc quan? (Phần 1)
05:30' - 20/06/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký kết một văn kiện nhằm kết thúc hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp khẳng định khó bảo vệ doanh nghiệp trước các lệnh trừng phạt từ Mỹ
16:59' - 19/06/2018
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 19/6 nhận định dù các công ty Pháp mong muốn kinh doanh tại Iran sau khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, song họ sẽ không thể thực hiện được điều này.
-
Doanh nghiệp
Canada có thể hỗ trợ ngành ô tô trước đe dọa áp thuế từ Mỹ
14:25' - 19/06/2018
Canada đang xem xét tất cả các phương án, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ô tô, để giúp các doanh nghiệp đối phó với các biện pháp thuế quan mà nước Mỹ có thể được áp dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.