Nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin Nguyễn Ngọc Sự bị đề nghị mức án từ 18-20 năm tù
Sau hai ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), chiều 11/6, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với 4 bị cáo. Trong đó, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 18-20 năm tù.
Ba bị cáo còn lại gồm: Trần Đức Chính (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin) bị đề nghị từ 18-20 năm tù; Trương Văn Tuyến (nguyên Tổng Giám đốc Vinashin) từ 7-8 năm tù và Phạm Thanh Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin) từ 8-9 năm tù về cùng tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền hơn 105 tỷ đồng để trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). Số tiền này sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ dân sự của Hà Văn Thắm. Các bị cáo phải hoàn trả số tiền đã chiếm hưởng cá nhân, trong đó bị cáo Nguyễn Ngọc Sự chiếm hưởng hơn 8 tỷ đồng, đã nộp lại toàn bộ. Bị cáo Trương Văn Tuyến chiếm hưởng 3,5 tỷ đồng, đã nộp lại toàn bộ. Bị cáo Phạm Thanh Sơn chiếm hưởng cá nhân 1,2 tỷ đồng. Bị cáo Trần Đức Chính chiếm hưởng cá nhân 10 tỷ đồng.Tổng số tiền chiếm hưởng cá nhân là gần 23 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt còn lại (trong tổng số hơn 105 tỷ đồng), đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Tòa án tuyên buộc các bị cáo cùng nhau chia đều hoặc căn cứ theo tính chất, mức độ hành vi để chia theo kỷ phần.
Viện Kiểm sát nhận định, đây là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các bị cáo thực hiện hành vi có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các cá nhân là lãnh đạo của Vinashin, gây ra thiệt hại lớn, tác động xấu đến hoạt động doanh nghiệp, chính sách tài chính kinh tế của Nhà nước. Hành vi của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, xâm hại tài sản Nhà nước...Các bị cáo là người có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản đáng lẽ phải thực hiện đúng quy định pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nhưng các bị cáo vì tư lợi cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế và dư luận xã hội.
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, các bị cáo đều nhận thức nguồn tiền chi lãi ngoài không phải là tiền của các cá nhân cán bộ, nhân viên OceanBank đưa cho các bị cáo. Nếu các bị cáo không phải là người có quyền quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn thì các bị cáo đã không được đưa tiền. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí để tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin và 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin. Với mong muốn có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động của OceanBank, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) và cán bộ lãnh đạo tại OceanBank đã ban hành chủ trương chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng cho Vinashin để lãnh đạo Vinashin quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank. Mặc dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng Nguyễn Ngọc Sự (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Trương Văn Tuyển (Tổng Giám đốc), Phạm Thanh Sơn (Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính) và Trần Đức Chính (Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền nhận từ Tập đoàn Dầu khí và tiền Chính phủ cấp, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank, sau đó chiếm đoạt số tiền chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng. Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng lãi ngoãi do các cán bộ của OceanBank chi. Số tiền hơn 105 tỷ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, dùng để các bị cáo chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước. Ngày 12/6, phiên tòa tiếp tục phần tranh tụng./.>>> Truy tố 4 bị can nguyên là cán bộ Vinashin nhận tiền chi lãi ngoài
- Từ khóa :
- vinashin
- nguyễn ngọc sự
- hà văn thắm
- oceanbank
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự
11:11' - 10/06/2019
Sáng 10/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Eximbank chiếm đoạt 264 tỷ đồng
17:03' - 19/04/2019
Ngày 19/4, Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm Vụ án Lê Nguyễn Hưng chiếm đoạt 264 tỷ đồng của khách hàng gửi tiền tại Eximbank Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt tài xế điều khiển xe khách đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai 35 triệu đồng
09:17' - 16/02/2025
Liên tiếp trong thời gian gần đây trên các tuyến đường cao tốc xuất hiện tình trạng phương tiện vi phạm đi ngược chiều, quay đầu xe, đi lùi, dừng đỗ sai quy định…
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt tài xế điều khiển xe khách đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai 35 triệu đồng
09:16' - 16/02/2025
Liên tiếp trong thời gian gần đây trên các tuyến đường cao tốc xuất hiện tình trạng phương tiện vi phạm đi ngược chiều, quay đầu xe, đi lùi, dừng đỗ sai quy định…
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ thu hồi bột làm bánh do nguy cơ gây dị ứng
07:30' - 16/02/2025
Công ty Quaker Oats - Tập đoàn PepsiCo (Mỹ) - đã thu hồi 10.000 hộp bột làm bánh pancake và waffle, do trong sản phẩm có chứa sữa có thể gây dị ứng cho người dùng nhưng không được đề cập trên bao bì.
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Dương ra quân xử lý vi phạm giao thông gây tai nạn
17:31' - 15/02/2025
Đợt cao điểm sẽ kéo dài từ ngày 15/2 được kỳ vọng tạo chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo TTATGT tại Bình Dương, góp phần giảm tai nạn và nâng cao ý thức tham gia giao thông trong cộng đồng.
-
Kinh tế và pháp luật
Singapore ghi nhận hơn 470 vụ lừa đảo đầu tư kể từ đầu năm
07:30' - 15/02/2025
Cảnh sát Singapore cho biết kể từ đầu năm nước này đã ghi nhận hơn 470 vụ lừa đảo đầu tư với tổng thiệt hại ít nhất lên tới 32,6 triệu đôla Singapore (khoảng 24,1 triệu USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố cựu Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm và hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội
10:16' - 14/02/2025
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố nghiên cứu, đưa ra xét xử vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
-
Kinh tế và pháp luật
"Chuyện lạ" tại dự án nghìn tỷ chỉnh trang đường Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu
09:30' - 14/02/2025
Không chỉ trễ tiến độ, chất lượng công trình cũng chưa làm chủ đầu tư thực sự yên tâm khi đổ bê tông kè biển vẫn còn xuất hiện bọt khí và rỗ bề mặt, một số vị trí hở hàm ếch, cát chảy ra ngoài.
-
Kinh tế và pháp luật
Cơ quan nào quản lý việc dạy thêm, học thêm?
09:21' - 14/02/2025
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm của UBND các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau
08:59' - 14/02/2025
Ngày 13/2, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau vừa khởi tố và thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đối với nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau.