Nguyên nhân Chính phủ Mỹ ném “phao cứu sinh” cho Freddie và Fannie
Năm 2008, cuộc khủng hoảng nhà đất được cho là tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II đã lan rộng sang thị trường tài chính rồi tới nền kinh tế toàn cầu.
Sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với “thủ phạm” được nhắc đến nhiều nhất là các khoản cho vay dưới chuẩn (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ để trả nợ).
Cú sốc đầu tiên của cuộc khủng hoảng này được ghi dấu vào ngày 7/9/2008, khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae đã buộc phải được giải cứu để tránh nguy cơ phá sản.
Chính phủ Mỹ đã bất ngờ chi ra gần 190 tỷ USD để đoạt quyền kiểm soát của hai ngân hàng kinh doanh bất động sản lớn nhất thế giới này.
Thời hoàng kim
Freddie Mac và Fannie Mae là tên gọi tắt của của Hiệp hội vay thế chấp quốc gia – FNMA và Tập đoàn vay mua nhà trả góp liên bang – FHLMC.
Fannie Mae thành lập từ năm 1938, để hỗ trợ những hộ gia đình không đủ khả năng mua nhà hoặc có nguy cơ mất nhà do thiếu nguồn tài trợ vay vốn, trong khi Freddie Mac được thành lập năm 1970, nhằm tạo thế cạnh tranh với Fannie Mae.
Thực chất, Fannie Mae và Freddie Mac là các định chế tài chính được chính phủ bảo trợ (GSE) chuyên mua các khoản vay mua nhà trả góp từ ngân hàng và các hãng cho vay khác rồi bán lại cho các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp.
Tuy là GSE song Fannie Mae và Freddie Mac vẫn phải cạnh tranh giống như những doanh nghiệp tư nhân khác để duy trì giá cổ phiếu của mình.
Trong khi đó, chính phủ liên bang cũng ngầm đảm bảo giá trị của những khoản thế chấp mà họ bán lại trên thị trường thứ cấp. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến họ chấp nhận rủi ro lớn hơn để kiếm lời, một phần vì hai “ông lớn” này biết rằng mình có thể "được cứu" nếu thị trường trở nên tồi tệ hơn.
Fannie Mae và Freddie Mac có hơn 10.000 nhân viên, là trụ cột của toàn bộ hệ thống cho vay mua nhà trả góp ở Mỹ. Hàng năm, hai tập đoàn này hỗ trợ đến phân nửa toàn bộ khoản vay mua nhà trả góp mới tại Mỹ, tương đương khoảng 5.500 tỷ USD trong tổng số 11.200 tỷ USD của thị trường vay nợ mua nhà.
Đến tháng 12/2007, khi các ngân hàng bắt đầu siết chặt hoạt động tín dụng, số khoản vay mua nhà trả góp mà Fannie Mae và Freddie Mac chịu trách nhiệm đã lên đến khoảng 90%.
Mặc dù quy định chính phủ không cho phép Fannie Mae và Freddie Mac mua những khoản vay trả góp có tính rủi ro cao, nhưng khi điều kiện thị trường thay đổi thì hoạt động của hai tập đoàn này cũng thay đổi theo.
Trong khoảng thời gian từ năm 2004-2007, Fannie và Freddie đã thu về ít khoản vay thông thường với mức lãi suất cố định 20% hơn mà thay vào đó, họ chấp nhận mua những khoản vay dưới chuẩn, những khoản vay chỉ trả lãi hoặc những khoản vay trả nợ âm (tiền trả hàng tháng dùng để trả lãi chứ không để trả tiền gốc).
Đỉnh điểm là hồi năm 2004, khi hai “đại gia” này đã mua đến 175 tỷ USD những khoản vay dưới chuẩn, chiếm đến 44% thị trường và ghi dấu mức tăng 116% so với hồi năm 2003.
Tình hình càng trở nên tồi tệ khi họ sử dụng các công cụ phái sinh để đảm bảo cho những rủi ro về lãi suất trong danh mục đầu tư của mình. Kết quả là những khoản thế chấp độc hại và dưới chuẩn này đã đưa Fannie Mae và Freddie Mac vào thế “gậy ông đập lưng ông”.
Chuyện gì đến cũng đến
Năm 2007, chỉ có khoảng 17% tổng danh mục đầu tư của Freddie Mac và Fannie Mae là dưới chuẩn hoặc được xếp hạng Alt-A (giữa mức “chuẩn” và “dưới chuẩn”).
Đến khi thị trường nhà đất Mỹ xuống dốc thê thảm do hậu quả của bong bóng nhà đất, con số 17% này đã nhanh chóng được chuyển hóa thành 50% trong tổng số nợ không thể thu hồi.
Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 9% chủ sở hữu nhà ở Mỹ không trả được tiền vay mua nhà đúng hạn, thậm chí nhiều người phải đối mặt với nguy cơ bị siết nợ, mất nhà trong khi giá nhà ở Mỹ tại các khu vực thành thị lớn giảm mạnh, khiến nhiều gia đình bị đổ nợ lớn vì giá nhà trên thị trường thấp hơn khoản vay mua nhà của họ.
Khi đó, với tư cách là nhà bảo lãnh mua nhà trả góp, tất nhiên Freddie Mac hoặc Fannie Mae sẽ phải đứng ra chi trả, và điều này đã đưa hai đại gia GSE vào thời kỳ đen tối.
Cổ phiếu của Freddie Mac và Fannie Mae bắt đầu sụt giá thảm hại. Nếu tính trong giai đoạn từ tháng 1/2007 đến tháng 7/2008, trên thị trường chứng khoán New York, cổ phiếu của hai tập đoàn đã giảm đến hơn 80%. Năm 2007, tổng lỗ ròng của cả Freddie Mac và Fannie Mae lên đến 14,9 tỷ USD.
Lúc này, chỉ cần hoặc Freddie Mac hoặc Fannie Mae sụp đổ sẽ gây tác động dây chuyền nghiêm trọng cho hàng loạt ngân hàng và nhà đầu tư trên toàn cầu.
Do đó, Chính phủ Mỹ không thể chấp nhận việc Freddie Mac hoặc Fannie Mae bị phá sản và quyết định can thiệp bằng cách đặt Fannie Mae và Freddie Mac dưới quyền quản trị của Liên bang nhằm đảm bảo thu chi cân bằng và an toàn cho hoạt động tín dụng.
Kế hoạch cứu vãn hai “ông trùm” cho vay nước Mỹ được thực hiện vào ngày 17/9/2008 và “ngốn” của chính phủ khoản tiền lên đến 187,5 tỷ USD, biến đây trở thành vụ can thiệp vào doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay của nước Mỹ.
Số tiền này thậm chí còn lớn hơn “mức giá” 124 tỷ USD mà nước Mỹ đã bỏ ra trong Cuộc khủng hoảng tín dụng Hoa Kỳ hồi năm 1989, và tương đương với kế hoạch cứu trợ tiếp theo của AIG, bắt đầu từ 85 tỷ USD nhưng sau đó đã tăng lên 150 tỷ USD.
Cái bóng quá lớn
Nhìn lại thì có vẻ như quyết định của Chính phủ Mỹ là bất đắc dĩ, vì tình thế bắt buộc khi Fannie Mae và Freddie Mac chiếm tới 50% tín dụng địa ốc của cả nước.
Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra đó là vào thời điểm ấy, tình trạng của Freddie Mac và Fannie Mae có thật sự nghiêm trọng đến mức phải cần viện đến cứu trợ của chính phủ không hay thực chất đây chỉ là một chiêu trò kế toán?
Có ý kiến cho rằng thông qua việc được giải cứu, cả hai GSE này đã trở thành một công cụ để chính phủ giải cứu cho các ngân hàng lớn, đồng thời khôi phục niềm tin đối với hệ thống ngân hàng.
Với chiếc “phao cứu sinh” từ chính phủ, Freddie Mac hoặc Fannie Mae được tiếp tục hoạt động và có nhiệm vụ sử dụng ngân quỹ của chính phủ để giải cứu những ngân hàng được cho là “quá lớn để sụp đổ” bằng cách mua lại nợ xấu của những ngân hàng này, giúp họ phục hồi, đồng thời “xóa đi” những khoản lỗ trong báo cáo tài chính của chính mình.
Một diễn biến có thể phần nào khẳng định thêm nghi vấn này đó là kể từ sau cuộc giải cứu lịch sử vào năm 2008, Freddie Mac và Fannie Mae đã chứng minh “sức đàn hồi” của mình và hoàn trả được 266 tỷ USD (tính đến năm 2017).
Số tiền này thậm chí còn lớn hơn số tiền mà hai tập đoàn nhận được từ Chính phủ Mỹ khi đó là 187,5 tỷ USD, nhưng họ vẫn phải tiếp tục đóng góp 100% lợi nhuận về Bộ Ngân khố Mỹ và cho đến nay, dù đã nhiều năm trôi qua, song Quốc hội vẫn chưa có ý định tháo gỡ chiếc “vòng kim cô” cho cặp đôi này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chiến lược ngăn chặn khủng hoảng tài chính của Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc
20:17' - 04/11/2017
Thống đốc PBoC cho rằng thị trường cần phải đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực tài chính, nhưng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường giám sát và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Nợ hộ gia đình tăng rủi ro khủng hoảng tài chính
12:49' - 04/10/2017
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nợ hộ gia đình tăng có thể mang lại "cú huých" đối với tăng trưởng kinh tế song cũng có thể làm dấy lên những rủi ro về khủng hoảng tài chính trong trung hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính mới
06:30' - 04/09/2017
Theo hãng tin Reuters (Anh), tình hình “sức khỏe” thực tế của các ngân hàng đang làm dấy lên nhiều quan ngại và đòi hỏi giới chức phải có các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
-
Ngân hàng
Fed sẽ sớm công bố quy định nới lỏng với các ngân hàng nhỏ
08:29' - 26/08/2017
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen ngày 25/8 nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống các quy định từng giúp Fed kiểm soát tốt tình hình sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia nhận định về sắc lệnh ngân hàng mới của Tổng thống Donald Trump
06:30' - 19/02/2017
Có nhiều tranh luận xung quanh việc Luật tài chính Dodd-Frank nhằm tránh cho Mỹ và thế giới rơi vào thảm họa tài chính tương tự như biến cố năm 2008 có thể bị Tổng thống Donald Trump phá huỷ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.