Nguyên nhân khiến kế hoạch Liên minh vì sự Thịnh vượng Trung Mỹ chết yểu
Theo bình luận của trang mạng Firmas Selectas, dường như Mỹ không biết phải làm gì với Trung Mỹ. Cách đây 3 năm, người Mỹ từng giật mình khi hàng chục nghìn trẻ em Trung Mỹ tự hành hương tới biên giới Mexico – Mỹ và đẩy họ vào một tình cảnh bối rối mà không được chuẩn bị gì.
Vị Tổng thống tinh tế của nước Mỹ khi đó là Barack Obama đã nghĩ ra một kế hoạch để tránh tình trạng này lặp lại và đặt một cái tên mỹ miều là Kế hoạch Liên minh vì sự Thịnh vượng Trung Mỹ.
Tuy nhiên, trên thực tế, kế hoạch rối rắm của ông Obama đã chết yểu ngay từ lúc ra đời vì nhiều nguyên nhân khác nhau, thể hiện ngay qua cái tên của kế hoạch này.
Trước hết, Mỹ chưa từng và sẽ không thiết lập quan hệ liên minh với bất cứ quốc gia Trung Mỹ nào và cái mà họ thường thiết lập, đúng hơn là áp đặt, là hành động can thiệp, chính sách trừng phạt, các chỉ thị hay định hướng mà các nước tại vùng eo đất này phải tuân thủ.
Và trước kế hoạch với cái tên rất kêu này, các nước Trung Mỹ mỉm cười, nói rằng “Ồ, được thôi” và các nguyên thủ của họ cũng nâng vài ly whisky chúc tụng trong buổi tiếp tân sau sự kiện ra mắt các chính sách mới này, rồi trở về nhà và chẳng có gì diễn ra cả.
Nói đúng hơn, không có gì diễn ra theo định hướng và kế hoạch đã được công bố, nhưng vẫn diễn ra những sự kiện khác mà chẳng bao giờ được nói đến nhưng chính là những mong muốn thật sự của những người bỏ tiền ra và đưa ra định hướng.
Thứ hai, “kế hoạch nhỏ” của ông Obama chết yểu bởi vì không một ai trong số những người mỉm cười và bắt tay sau khi ký kết các “liên minh” này lại thực sự quan tâm tới sự thịnh vượng của Trung Mỹ cả.
Cái mà họ thực sự quan tâm là làm mầu mỡ thêm các thương vụ kinh doanh của mình, tận dụng những “lợi thế so sánh” giữa Mỹ với các quốc gia lạc hậu tại Trung Mỹ, nơi các doanh nghiệp Mỹ không những có thể thoải mái trả những đồng lương chết đói cho người lao động, mà thậm chí còn được cảm ơn vì đã tạo ra việc làm.
Như vậy, khi gạt sang một bên những vòng vo, sáo ngữ, có thể khẳng định rằng Kế hoạch Liên minh thịnh vượng sẽ là một thất bại như tất cả những dự án “tốt đẹp” khác mà Washington triển khai tại khu vực này.
Trước viễn cảnh đó, những người đề xuất ra kế hoạch trên trong trung tuần tháng 7 này đã tiến hành một cuộc họp tại Miami (Mỹ), thủ đô văn hóa của Trung Mỹ, để xem liệu có thể làm gì để vớt vát lại chút ít.
Kết luận đầu tiên mà họ rút ra là ngân sách chưa đủ; và tiếp theo họ muốn lôi kéo Mexico vào dự án với vai trò nước chia sẻ trách nhiệm trong nhiệm vụ chặn đứng dòng người di cư từ Trung Mỹ trước khi họ đến được Texas hay Arizona.
Mexico, nước đang bị dồn vào chân tường với những tuyên bố "văng mạng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), đã phái Ngoại trưởng của mình tới hội nghị để tuyên bố rằng họ đồng ý và quan tâm tới việc tham gia dự án, đồng thời giới thiệu một “công thức ma thuật” mà họ đang áp dụng tại nước mình để giải quyết vấn đề: quân sự hóa hoạt động kiểm soát di cư.
Như vậy các đường biên giới sẽ được củng cố và các chính phủ sẽ triển khai những chương trình huấn luyện hàng đầu cho các đơn vị có nhiệm vụ truy đuổi, đe dọa, và thậm chí là tra tấn và thủ tiêu những người di cư.
Ngoài ra, người ta cũng sẽ bán nhiều thêm các loại vũ khí hiện đại cho các nước trong Tam giác thịnh vượng Bắc Trung Mỹ (Guatemala, El Salvador và Honduras), cho dù chẳng có kế hoạch hay biện pháp nào hiệu quả được đưa ra để xóa bỏ tình trạng đói nghèo kinh niên tại những quốc gia này – nguyên nhân thật sự và trực tiếp của hiện tượng di cư.
Và với vai trò là một không gian nơi đưa ra những ý tưởng đầy tính tiên phong và ích lợi cho các dân tộc trong khu vực này như vậy, bài diễn văn của Phó Tổng thống Mỹ tại diễn đàn không thể bỏ qua việc nhắc tới Venezuela.
Dường như quý ông Mike Pence, mặc dù không trực tiếp nói ra lời, đang muốn đề xuất một Kế hoạch Liên minh vì Thịnh vượng với Caracas. Và cho tới nay, thật lạ là Chính phủ Venezuela dường như lại không mấy quan tâm tới một dự án “tốt đẹp và tràn đầy lợi ích” như vậy./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA - phép thử của quan hệ Mexico-Canada
08:07' - 03/08/2017
Mexico mong muốn kết thúc đàm phán thật nhanh vào đầu năm 2018 trước khi diễn ra bầu cử Tổng thống tại nước này thì Canada lại không quan tâm đến điều này.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico kiên quyết bảo vệ cơ chế giải quyết tranh chấp trong NAFTA
09:09' - 28/07/2017
Các nghị sỹ Mexico đánh giá chương 19 là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo thúc đẩy xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn định thời điểm tiến hành vòng đàm phán lại đầu tiên về NAFTA
13:11' - 20/07/2017
Vòng đàm phán lại đầu tiên về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa 3 nước tham gia hiệp định gồm Mexico, Mỹ và Canada sẽ diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ) từ ngày 16-20/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico và Mỹ bắt đầu tái đàm phán NAFTA
09:39' - 11/07/2017
Ngày 10/7, Ngoại trưởng Mexico, Luis Videgaray, đã khởi động các cuộc họp với nhiều nghị sỹ lưỡng viện của Quốc hội Mỹ về quá trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất Trung Mỹ đi vào hoạt động
09:41' - 10/05/2017
El Salvador vừa đưa vào hoạt động Nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất khu vực Trung Mỹ, với công suất thiết kế 101 MW và tổng vốn đầu tư lên đến 1,6 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.