Tái đàm phán NAFTA - phép thử của quan hệ Mexico-Canada
Tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), gồm Mexico, Mỹ và Canada được đánh giá là phép thử cho mối quan hệ giúa Mexico và Canada, khi hai quốc gia này có thể đoàn kết sức mạnh trong đàm phán với Mỹ hoặc chia rẽ để bảo vệ lợi ích riêng của mình.
Thương mại tự do giữa Mexico và Canada được hưởng lợi từ NAFTA, với nỗ lực chung của cả hai bên để tận dụng thị trường Mỹ. Hiện tại, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa rời khỏi NAFTA, Mexico và Canada đã cùng chung sức và hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết để tìm cách duy trì hiệp định này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả hiệp định thương mại này là "thảm họa" và cho rằng đây là nguyên nhân khiến Mỹ mất đi hàng triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp. Các chuyên gia đánh giá, khả năng Tổng thống Donald Trump áp đặt các điều kiện cho một NAFTA mới sẽ phụ thuộc vào việc Mexico và Canada có đoàn kết hay không. Hai quốc gia có thể liên kết để bảo vệ các nguyên tắc cơ bản hoặc nhượng bộ từng bước trong vòng tái đàm phán sắp tới. Cựu Ngoại trưởng Mexico Jorge Castañeda nhận định tái đàm phán NAFTA sẽ không dễ dàng vì nhiều vấn đề mà nước này bận tâm lại không quan trọng đối với nước còn lại. Mexico có thể bắt buộc phải ủng hộ những vấn đề trọng tâm của Canada như nông nghiệp và cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định theo Chương 19.Một điểm không đồng nhất giữa hai bên đó là thời gian. Trong khi Mexico mong muốn kết thúc đàm phán thật nhanh vào đầu năm 2018 trước khi diễn ra bầu cử Tổng thống tại nước này thì Canada lại không quan tâm đến điều này.
Từ khi các nước thành viên nhất trí thúc đẩy kế hoạch đàm phán lại các điều khoản trong NAFTA vào tháng Tư vừa qua, Mexico và Canada đã tiến hành nhiều cuộc họp tham vấn và trao đổi thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm thống nhất về quan điểm trong các vòng đàm phán để bảo vệ lợi ích chung cũng như của mỗi nước. Ngay trước vòng đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 16-20/8 tại Washington (Mỹ), tất cả các bên liên quan đều tuyên bố sẵn sàng rời khỏi hiệp định này nếu không đạt được lợi ích trong quá trình tái đàm phán. Dự kiến, sẽ có 7 vòng đàm phán, mỗi vòng cách nhau 3 tuần nhằm hướng tới mục tiêu hoàn tất tiến trình này vào đầu năm 2018. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa ba quốc gia Bắc Mỹ đạt tăng trưởng cao kể từ khi NAFTA có hiệu lực vào ngày 1/1/1994, với tổng kim ngạch trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mexico kiên quyết bảo vệ cơ chế giải quyết tranh chấp trong NAFTA
09:09' - 28/07/2017
Các nghị sỹ Mexico đánh giá chương 19 là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo thúc đẩy xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi chấm dứt NAFTA
10:48' - 26/07/2017
Ngày 25/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi chấm dứt Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nếu quá trình tái đàm phán không đạt được kết quả như mong đợi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn định thời điểm tiến hành vòng đàm phán lại đầu tiên về NAFTA
13:11' - 20/07/2017
Vòng đàm phán lại đầu tiên về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa 3 nước tham gia hiệp định gồm Mexico, Mỹ và Canada sẽ diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ) từ ngày 16-20/8 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.