Nguyên nhân khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ASEAN tăng vọt
Các doanh nghiệp trên toàn cầu tiếp tục mở rộng đặt hàng để chuẩn bị cho mức thuế quan cao hơn dự kiến sẽ được áp dụng sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1.
Cụ thể, trong tháng 12/2024, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, tính theo đồng USD. Đây là tháng tăng thứ 9 liên tiếp, theo dữ liệu do Cơ quan hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 13/1. Con số này đã vượt qua mức tăng trưởng xuất khẩu 6,7% của tháng 11/2024 và vượt qua mức dự báo tăng 7,3% trong cuộc thăm dò ý kiến các nhà kinh tế của hãng tin Reuters đưa ra trước đó.Tính theo điểm đến, Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong tháng qua. Xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Xuất khẩu sang các nước thuộc ASEAN tăng 18,9% lên mức cao kỷ lục.Các lô hàng xuất khẩu tăng bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau, đa dạng từ các sản phẩm công nghệ cao, chẳng hạn như thiết bị xử lý dữ liệu và mạch tích hợp, đến hàng dệt may. Xuất khẩu thép, ô tô và đồ gia dụng đều tăng hơn 10% trong năm. Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc tính bằng đồng USD cũng tăng 1% vào tháng 12/2024, đảo ngược mức giảm được ghi nhận trong hai tháng đầu tiên của quý IV/2024. Con số này cũng vượt qua ước tính giảm 1,5% trong cuộc thăm dò của Reuters.
Nhìn chung, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 12/2024 đạt 104,8 tỷ USD, tăng so với mức 97,44 tỷ USD trong tháng 11/2024. Tăng trưởng nhập khẩu được dẫn đầu bởi các sản phẩm công nghệ cao, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2023, có thể là do các công ty Trung Quốc đang tăng cường thu mua chip tiên tiến và vật liệu điện tử từ các nhà cung cấp của Mỹ, do lo ngại về nhiều biện pháp hạn chế thương mại hơn dưới thời của Tổng thống đắc cử Trump.Trong toàn bộ năm 2024, các nhà cung cấp Trung Quốc đã tăng xuất khẩu 5,9% lên 3.580 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 1,1% lên 2.590 tỷ USD, mang lại thặng dư thương mại kỷ lục là 992 tỷ USD.Nhìn vào bức tranh toàn cảnh năm 2025, ông Lv Daliang, người phát ngôn của cơ quan hải quan Trung Quốc, nhận xét, "Về nhập khẩu trong năm nay, chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng". Về xuất khẩu, người phát ngôn cho biết, "bất chấp những thách thức và bất ổn ngày càng tăng từ môi trường bên ngoài ... chúng tôi chắc chắn rằng xuất khẩu của đất nước chúng tôi sẽ tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi và sức sống".
Ngày 13/1, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã báo cáo mức tăng trưởng xuất khẩu là 19,3% trong cả năm 2024, giảm so với mức tăng trưởng 58% vào năm 2023. Ô tô có động cơ đốt trong chiếm 78% lượng hàng xuất khẩu trong khi xe năng lượng mới (NEV) - thuật ngữ của Trung Quốc dành cho xe điện và xe hybrid (xe có thể chạy bằng điện và xăng) - chiếm phần còn lại. Xuất khẩu NEV tăng 6,7%, so với mức tăng 23,5% đối với xe thông thường.
Chuyên gia Zichun Huang, nhà kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sẽ suy yếu vào cuối năm 2025 với giả định ông Trump thực hiện các biện pháp áp thuế của mình. Bà nhận xét khối lượng nhập khẩu "có thể sẽ phục hồi trong ngắn hạn khi chi tiêu tài khóa nhanh hơn thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa công nghiệp".
Trong những tháng gần đây, một số nhà nhập khẩu của Mỹ đã vội vã tích trữ hàng hóa Trung Quốc để chuẩn bị cho các rào cản thương mại mới khi chính quyền Trump trở lại. Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức đã tuyên bố rằng ông sẽ áp thêm thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc vào ngày đầu tiên sau khi trở lại Nhà Trắng. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump đã tuyên bố áp thuế lên tới 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng thuế từ 10-20% đối với mọi loại hàng hoá nhập khẩu khác.Bất chấp những khó khăn, xuất khẩu vẫn là điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài và áp lực giảm phát. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của nước này đã giảm về mức thấp nhất trong 9 tháng vào tháng 12/2024. Vào tháng 9/2024, Trung Quốc đã bắt đầu công bố một loạt biện pháp kích thích để đảo ngược suy giảm kinh tế, nhưng hiệu quả vẫn chậm xuất hiện.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc bắt đầu bước vào kỳ Xuân vận 2025
14:42' - 14/01/2025
Ngày 14/1, đợt du lịch Tết Nguyên đán hằng năm của Trung Quốc, còn được gọi là mùa Xuân vận, kéo dài 40 ngày chính thức bắt đầu.
-
Phân tích - Dự báo
"Sân chơi" mới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
06:30' - 14/01/2025
Bài phân tích mới đây trên Fulcrum nhận định, các thành viên ASEAN nên tìm kiếm sức mạnh tập thể và trông cậy vào cộng đồng của chính mình để vượt qua thách thức trong những năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc khẳng định không theo đuổi thặng dư thương mại
21:26' - 13/01/2025
Tuyên bố này được đưa ra sau khi thống kê cho thấy thặng dư thương mại Trung Quốc trong năm 2024 đạt mức cao kỷ lục là 992 tỷ USD nhờ xuất khẩu mạnh.
-
Ô tô xe máy
Xuất khẩu ô tô Trung Quốc dự kiến giảm tốc trong năm 2025
21:25' - 13/01/2025
Xuất khẩu ô tô của nước này sẽ tăng chậm lại, với mức tăng 5,8% trong năm 2025, đạt khoảng 6,2 triệu xe.
-
Doanh nghiệp
Apple “hụt hơi” tại Trung Quốc
16:08' - 13/01/2025
Tập đoàn công nghệ Apple Inc. đang mất thị phần vào tay các đối thủ Trung Quốc trong năm 2024, do thiếu vắng các tính năng Apple Intelligence tại thị trường lớn nhất bên ngoài nước Mỹ này.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng trưởng 5%
14:14' - 13/01/2025
Theo báo cáo được Tổng Cục hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong năm 2024 tính theo Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 5% so với năm trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00'
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho ngành cà phê Cuba
05:30'
Cà phê không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Cuba.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30' - 14/04/2025
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30' - 14/04/2025
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.