Nguyên nhân nào khiến giá xăng tăng mạnh nhưng chỉ giảm nhỏ giọt?
Giá xăng dầu trong nước từ đầu năm 2022 đến nay đã tăng liên tiếp 7 lần với tổng cộng khoảng 6.500 đồng/lít, đặc biệt mới đây đã tăng tới gần 3.000 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 11/3. Tuy vậy, khi giá dầu thế giới có biến động sụt giảm, giá xăng trong nước lại chỉ giảm nhẹ hơn 600 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 21/3. Mức giảm này không được như kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp, nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến việc vì sao giá xăng lại chỉ giảm nhẹ sau chuỗi những lần tăng sốc.
Theo Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá xăng dầu sau khi giảm trong những ngày giữa tháng 3 lại đang có xu hướng tăng trở lại do lo ngại nguồn cung cho thị trường sẽ giảm mạnh khi nguồn xăng dầu, khí đốt từ Nga bị cấm vận, trong khi OPEC chưa quyết định gia tăng sản lượng cung cấp.
Mặc dù đã giảm, nhưng trên thị trường thế giới, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/3/2022 và kỳ điều hành ngày 21/3/2022 vẫn ở mức cao. Cụ thể là, 121,912 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 125,842 USD/thùng xăng RON95 (giảm 9.908 USD/thùng, 120;408 USD/thùng dầu hỏa.
Liên Bộ cũng cho hay, số dư Quỹ BOG đã gần hết, tại 13 doanh nghiệp Quỹ đã âm. Trước tình hình trên, để có dư địa điều hành giá trong các kỳ tới khi thị trường còn diễn biến phức tạp, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm chi sử dụng Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu.
Bắt đầu trích lập Quỹ bình ổn giá đối với một số mặt hàng để giá các mặt hàng xăng dầu trong nước biến động theo xu hướng của giá thế giới, giảm áp lực cho Quỹ. Đồng thời, có dư địa để điều hành giá cho các kỳ tiếp theo, bảo đảm góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, giá xăng trong nước trong kỳ điều hành ngày 21/3 chỉ giảm nhẹ ở mức hơn 600 đồng/lít, dầu diesel ở mức hơn 1.600 đồng/lít.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu trong nước tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào yếu tố diễn biến giá thế giới, cùng đó là cách thức trích lập, chi quỹ bình ổn. Trong thời gian điều hành giá xăng dầu vừa qua, giá xăng dầu thế giới có lúc giảm về gần 100 USD/thùng, nhưng sau đó đã bật tăng trở lại do lo ngại nguồn cung cho thị trường sẽ giảm mạnh khi nguồn xăng dầu, khí đốt từ Nga bị cấm vận, trong khi OPEC chưa quyết định gia tăng sản lượng.
Trên thị trường hôm nay, giá dầu thế giới vẫn đang neo cao ở mức hơn 120 USD/thùng và nhiều dự báo sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine chưa hạ nhiệt. Một yếu tố khác tác động đến giá xăng dầu trong nước là thực hiện trích lập quỹ bình ổn. Việc trích lập trong kỳ điều hành vừa qua là không có khi quỹ này đã cạn.
Liên Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, trong thời gian dài, khi giá dầu thế giới tăng mạnh, đã phải chi sử dụng quỹ bình ổn liên tục từ 200 – 1.500 đồng/lít. Tại nhiều doanh nghiệp, mức quỹ này cũng đã âm. Do vậy, công cụ này không được sử dụng sau một thời gian xả quỹ kéo dài.
Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, giá xăng dầu trong nước hiện nay tính quy đổi từ giá xăng dầu quốc tế cộng thêm các loại thuế, phí. Do vậy, trong bối cảnh giá dầu thế giới vẫn còn neo cao thì phía Liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng chỉ có thể quyết định điều hành giảm nhẹ giá xăng."Tôi cho rằng, Liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng muốn giảm mạnh hơn nhưng giá thế giới cao, các công cụ hỗ trợ giảm giá cũng không còn nên khó giảm sâu hơn", ông Lê Đăng Doanh cho hay.
Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông, quỹ bình ổn đang âm do đó, không thể trông chờ vào Quỹ này để kìm đà tăng giá xăng dầu, mà chỉ có thể trông chờ vào biện pháp từ giảm thuế, phí cấu thành giá. Thời gian qua, Quỹ bình ổn giá có thời điểm dôi dư rất nhiều, nhưng với diễn biến xăng dầu thế giới và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, kiểm soát CPI, nên dư địa quỹ đã không còn nhiều.
Còn tác dụng của quỹ để giữ giá xăng dầu, như khi giá thế giới biến động từ 40-60%, nhưng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Liên Bộ Công Thương - Tài chính cố gắng giữ giá ở mức chịu đựng được của nền kinh tế để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và giá xăng dầu trong nước chỉ tăng từ 24-40%, đây là tác động của quỹ này, ông Đông cho biết.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12. Theo đó mức giảm với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít…Với mức giảm này, người dân, doanh nghiệp có thể kỳ vọng giá xăng có thể giảm thêm với biên độ giảm lớn hơn.
Theo các chuyên gia, để giá xăng dầu giảm mạnh hơn, ngoài việc giảm thuế bảo vệ môi trường, các bộ, ngành phải tính toán dài hơn, có kịch bản nhiều hơn nữa, như khi giá xăng dầu biến động mạnh hơn, lên tới 140 - 150USD/thùng thì có thể tiếp tục giảm các thuế đối với xăng dầu, như thuế môi trường, tiêu thụ đặc biệt, VAT; cùng đó là đa dạng hóa nguồn cung…/.
- Từ khóa :
- bộ công thương
- xăng dầu
- quỹ bình ổn
- giá xăng
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu: Kỳ vọng giá xăng hạ nhiệt
11:14' - 24/03/2022
Với quyết định giảm thuế này, giá xăng dầu trong nước thời gian tới sẽ được hạ nhiệt, giúp giảm nhẹ gánh nặng lên chi phí sản xuất, tiêu dùng của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường thế giới
22:11' - 23/03/2022
Ngày 23/3, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 1808/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc điều hành giá xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu
17:35' - 23/03/2022
Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng năm 2025
19:26' - 09/07/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức hôm nay (9/7) đã thông qua mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11' - 09/07/2025
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09' - 09/07/2025
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31' - 09/07/2025
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18' - 09/07/2025
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13' - 09/07/2025
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.