Nhà bán lẻ chủ động nguồn cung hàng hóa đi đôi phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 20/6, tiếp tục đồng hành và phối hợp chặt chẽ với ngành công thương, ngay khi UBND Tp. Hồ Chí Minh triển khai Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 19/6/2021 về việc siết chặt và tăng cường biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, hầu hết nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh chủ lực đều đưa ra cam kết đảm bảo cung ứng đủ nhóm hàng hóa thiết yếu đến mọi người dân thành phố.
*Linh hoạt dịch vụ bán lẻ Đại diện Tổng công ty thương mại Sài Gòn - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Satra) cho biết, trước chủ trương mới nhất của chính quyền Tp. Hồ Chí Minh siết chặt và tăng cường biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, hệ thống bán lẻ của Satra đã chuẩn bị kịch bản phù hợp, nhằm cung cấp những mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng.Bên cạnh đó, Satra cũng tăng sản lượng đặt hàng từ nhà cung cấp và sắp xếp lại kho hàng... để tăng diện tích sử dụng, cũng như phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
Trong thời gian qua, Satra không ngừng nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp mới để đa dạng hóa chủng loại nhóm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với chợ Bình Điền trong việc tìm kiếm nguồn cung mặt hàng thực phẩm, gồm: thịt, cá, rau, củ và các loại thủy hải sản tươi sống.Nhờ vậy, nguồn cung nhóm hàng hóa thiết yếu hiện có trong hệ thống Satra đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo bà Phạm Thi Vân, Trưởng Ban quản lý Hệ thống bán lẻ Satra, hiện nay có 3 siêu thị cùng chuỗi Satrafoods đã đồng loạt triển khai thêm đa dạng dịch vụ, gia tăng tiện ích phục vụ khách hàng.Theo đó, Satramart – Siêu thị Sài Gòn triển khai bán hàng trực tuyến trên ứng dụng G1-Mart, siêu thị Phạm Hùng áp dụng thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử VNPay... và toàn hệ thống đều nhận đặt hàng qua số điện thoại hotline.
Đặc biệt, với kênh đặt hàng qua số điện thoại hotline của hệ thống bán lẻ Satra cũng có thể cung cấp đủ những đơn hàng lớn cho các địa phương, khu cách ly, điểm phong tỏa... bằng cách liên hệ và gửi đơn hàng trước một ngày. Qua đó, giúp người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh dễ dàng mua sắm được những thực phẩm tươi ngon mà không cần phải đến trực tiếp, đảm bảo thực hiện biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Tương tự, tại hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, đã có sự chuẩn bị và phản ứng khá linh hoạt, đồng hành cùng chính quyền thành phố siết chặt biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.Co.opmart, Co.opXtra là hệ thống siêu thị đầu tiên tiến hành phân luồng, hướng dẫn khai báo y tế và điều tiết khách hàng ngay từ cổng siêu thị tránh tình trạng khách ùn vào siêu thị quá đông không đảm bảo giãn cách.
Trong khi đó, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng liên tục thông tin các phương án ứng phó dịch COVID-19 đến người dân và không ngừng nỗ lực bình ổn thị trường.Cụ thể, từ phương án đảm bảo an toàn môi trường siêu thị, nguồn cung hàng hóa, nhân sự, bán hàng qua điện thoại, online, giao hàng tận nơi... đều được Saigon Co.op cập nhật rộng rãi đến khách hàng cùng với những hoạt động khuyến mãi, giảm giá hàng hóa.
Hiện nay, Saigon Co.op đang vận hành tổng cộng hơn 800 cửa hàng, siêu thị trên cả nước để cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân và hàng chục nghìn suất ăn phục vụ mỗi ngày cho các khu cách ly.Riêng khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Saigon Co.op có gần 200 siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.opFood, Co.opSmile, Cheers, Finelife... vẫn duy trì hoạt động hết công suất để đảm bảo phòng tuyến lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.
*Quản lý chợ truyền thống Ngay sau khi chính quyền Tp. Hồ Chí Minh ban hành chỉ thị khẩn về việc siết chặt và tăng cường biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh đã khẩn trương làm việc với Ban quản lý tại mạng lưới chợ truyền thống và sở, ngành liên quan để siết chặt và tăng cường biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong bối cảnh mới.Bên cạnh đó, lực lượng liên ngành công thương triển khai hướng dẫn các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh áp dụng biện pháp giãn cách để đảm bảo an toàn tại mạng lưới chợ truyền thống; đồng thời sẽ rà soát và ngưng hoạt động bán buôn của chợ tự phát trên địa bàn.
Cùng với đó, đối với những chợ truyền thống không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 cũng sẽ tạm ngừng hoạt động. Còn đơn vị kinh doanh dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu phục vụ người dân được hoạt động và phải đảm bảo biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy tắc 5K của Bộ Y tế và Chỉ thị riêng của thành phố về việc siết chặt và tăng cường biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 6/2021 đến nay, cũng là thời điểm thành phố thực hiện giãn cách xã hội, nguồn cung hàng hóa thiết yếu luôn được đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho người dân trên địa bàn thành phố.Theo đó, những nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp... tham gia Chương trình bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh được yêu cầu luôn sẵn sàng dự trữ và cung ứng hàng hóa tương ứng với từng kịch bản phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền thành phố.
Tính đến nay, hạ tầng thương mại, phân phối, bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống điểm bán đa dạng mô hình kinh doanh với khoảng 237 chợ, 236 siêu thị, 45 trung tâm thương mại và 2.735 cửa hàng bán lẻ.Xét về mức tỷ trọng, hệ thống phân phối hiện đại trong nước vẫn duy trì ưu thế tỷ trọng điểm bán, chi phối thị trường bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố (siêu thị chiếm 80%, trung tâm thương mại chiếm 60%, cửa hàng tiện lợi chiếm 76%).
Trong đó, tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, gồm: Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn nhập khoảng 8.000 tấn rau củ, quả mỗi ngày. Ngoài ra, tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm này, cũng cung ứng bình quân 700 tấn thịt lợn; 250.000 con gia cầm; 800-900 tấn thủy - hải sản... hàng ngày. Khảo sát thực tế tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền đang cung cấp mỗi ngày khoảng 175 tấn thịt súc sản; 1.100 tấn rau củ, quả; khoảng 900 tấn thủy hải sản... chủ yếu cho địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.Song song đó, chợ Bình Điền cũng cam kết cung ứng đủ lượng rau củ, quả, nhất là những mặt hàng thủy hải sản cho người dân Tp. Hồ Chí Minh.
Thống kê nguồn hàng tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm đáp ứng hơn 70% nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh; còn lại 30% thị phần trên thị trường được cung ứng bởi hệ thống đại siêu thị, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên ngành.../.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh dừng chợ tự phát, không tập trung trên 3 người
07:59' - 20/06/2021
Tp. Hồ Chí Minh vừa ban hành Chỉ thị khẩn dừng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng các chợ tự phát; yêu cầu người dân chỉ ra ngoài nếu thật sự cần thiết và không tập trung trên 3 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Sáng 20/6, thêm 78 ca mắc mới COVID-19, Tp.Hồ Chí Minh là điểm nóng với 46 ca
06:23' - 20/06/2021
Theo bản tin của Bộ Y tế, tính từ 19h30h ngày 19/6 đến 6h ngày 20/6 có 78 ca mắc mới. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 9.719 ca
-
Doanh nghiệp
Giải phóng mặt bằng, sớm thi công các dự án điện tại Tp. Hồ Chí Minh
20:55' - 19/06/2021
Hiện nay, SPMB không thể xúc tiến hành thủ tục thu hồi, giao đất theo qui định của Luật Đất đai 45/2013/QH13 do chưa có Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của TP Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00'
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.