Nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào hoạt động nghiên cứu - phát triển ở Trung Quốc
Theo tờ The Economist (Anh), Trung Quốc vốn nổi tiếng là công xưởng của thế giới và là thị trường khổng lồ cho các công ty toàn cầu. Đáng chú ý hơn, nước này ngày càng nổi lên với vai trò là phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) phổ biến.
Từ năm 2012 đến năm 2021, các công ty nước ngoài đã tăng 1/5 nhân viên nghiên cứu Trung Quốc, lên 716.000 người. Chi tiêu R&D hàng năm của họ tại quốc gia lớn nhất châu Á gần như tăng gấp đôi, lên 338 tỷ nhân dân tệ (52 tỷ USD). Nếu tính thêm khoản đầu tư của các công ty địa phương, số liệu về R&D của Trung Quốc hiện đã ngang bằng với châu Âu, chỉ sau Mỹ.Các trung tâm R&D "nở rộ"Năm 2022, bất chấp các biện pháp phong tỏa hà khắc do đại dịch Covid-19, 25 trung tâm R&D nước ngoài đã được mở mới tại Thượng Hải. Năm ngoái, trong khi tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc giảm 80%, thì đầu tư vào R&D lại tăng 4%.Trong quá trình này, các trung tâm R&D phương Tây ở Trung Quốc đã được tái thiết kế, từ vai trò là phương tiện để tìm hiểu về thị trường nội địa, các trung tâm R&D của phương Tây tại Trung Quốc đã thành những "điểm nóng" đổi mới mà thành quả của chúng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm được bán ở khắp mọi nơi trên thế giới.Các CEO nước ngoài tin rằng sức mạnh trí tuệ của Trung Quốc và cơ chế quản lý khuyến khích đổi mới của nước này là những thành tố quan trọng dẫn đến thành công cho các công ty trên toàn cầu. Không nơi nào trên thế giới có thể thử nghiệm các công nghệ mới, từ thuốc mới đến “taxi bay”, nhanh như ở Trung Quốc.Vì vậy, ngay cả khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chậm lại, tăng trưởng ở mức 4,7% trong quý II/2024 so với cùng kỳ năm trước, và các doanh nghiệp đa quốc gia vẫn đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, thì các CEO toàn cầu vẫn đang nỗ lực bảo vệ chức năng quan trọng này trong các hoạt động tại Trung Quốc của họ.Năm ngoái, Volkswagen đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào một trung tâm đổi mới ở thành phố Hợp Phì. Bosch, công ty Đức chuyên cung cấp phụ tùng cho Volkswagen và các hãng xe hơi khổng lồ khác, đang xây dựng cơ sở R&D trị giá 1 tỷ USD ở Tô Châu.Ngân hàng HSBC tuyển dụng hàng nghìn người làm việc cho một trung tâm R&D ở miền Nam Trung Quốc, nơi ngân hàng của Anh đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các công nghệ tiên tiến khác như chuỗi mã hoá công nghệ blockchain và sinh trắc học.
Tháng 2/2024, công ty dược phẩm của Anh AstraZeneca tuyên bố sẽ biến hoạt động ở Thượng Hải thành trung tâm R&D toàn cầu. Một tháng sau đó, Apple, nhà sản xuất điện thoại thông minh nổi tiếng toàn cầu Iphone, công bố các sáng kiến R&D mới ở Thâm Quyến.
Tiếp theo, đến tháng 4/2024, công ty dược phẩm và hóa chất của Đức Bayer cho biết sẽ tăng sự hiện diện tại Thượng Hải để mang thêm “nhiều công nghệ từ Trung Quốc ra thế giới”. Tháng 6/2024, nhà tiên phong về xe điện (EV) của Mỹ Tesla đã được chính quyền Thượng Hải cấp phép thử nghiệm hệ thống lái tự động tiên tiến nhất trên đường phố của thành phố.
Yếu tố thu hút của lĩnh vực R&D Trung QuốcLý do chính để thu hút R&D là do Trung Quốc sở hữu một lượng dồi dào các kỹ sư và nhà khoa học trẻ. Miền Nam Trung Quốc có đầy đủ các công ty nhỏ đang phát triển mọi loại công nghệ thông minh, từ hóa chất mới đến AI. Đây là nguồn nhân tài khổng lồ mà các công ty đa quốc gia nước ngoài có thể khai thác.Các nhà khoa học Trung Quốc tài năng không kém đồng nghiệp ở phương Tây, nơi nhiều người trong số họ đã học tập và làm việc, nhưng nhận được mức lương thấp hơn đáng kể. Mức lương trung bình hàng tháng của một Tiến sĩ mới vào làm tại một công ty nước ngoài ở Trung Quốc là khoảng 13.000 Nhân dân tệ, bằng 1/3 mức lương ở Mỹ.Chủ một công ty đa quốc gia ở Trung Quốc cho biết, ông nhận được số giờ làm việc của nhân viên nghiên cứu ở Trung Quốc nhiều hơn 30% so với số giờ công ty của ông thu được từ các nhân viên tương tự ở châu Âu.Phần lớn hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc chủ yếu tập trung vào phát triển (development) hơn là nghiên cứu (research).Trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc vẫn tạo ra ít nghiên cứu cơ bản hơn Mỹ nhưng theo nhiều đánh giá, các nghiên cứu của Trung Quốc lại có nhiều ứng dụng hơn. Nền kinh tế ứng dụng của Trung Quốc là nền kinh tế phức tạp nhất thế giới và như một nhà nghiên cứu AI tại một công ty nước ngoài ở Thượng Hải giải thích, nước này dẫn đầu thế giới trong việc đưa máy học đến với đại chúng.Các công ty mỹ phẩm có xu hướng tung ra nhiều sản phẩm ở Trung Quốc hơn những nơi khác và cũng ngừng sản xuất nhiều sản phẩm nhanh hơn. Một chuyên gia tiếp thị cho biết điều này cho phép họ kiểm tra phản ứng của người tiêu dùng nhanh hơn ở những nơi khác. Các sản phẩm vượt qua bài kiểm tra của Trung Quốc sau đó có thể được cung cấp ở nước ngoài.Các cuộc thử nghiệm, dù là mỹ phẩm, ứng dụng thuốc hay phương tiện tự hành, đều được thực hiện đơn giản hơn, do Trung Quốc có nhiều quy định miễn trừ. Các chính quyền địa phương cạnh tranh với nhau và với các quốc gia khác để trở thành người dẫn đầu trong các ngành công nghiệp mới. Điều này một phần nhờ vào chiến lược phát triển gọi là “tăng trưởng chất lượng cao” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi.Giám đốc điều hành các công ty dược phẩm toàn cầu ca ngợi các quy định của Trung Quốc đối với các nghiên cứu lâm sàng được thiết kế và thực hiện độc lập bởi các nhà nghiên cứu chứ không phải các nhà sản xuất thuốc. Phó Chủ tịch điều hành bộ phận R&D Ung thư của AstraZeneca cho biết, trong một số lĩnh vực, như liệu pháp tế bào điều trị ung thư, các thử nghiệm do nhà nghiên cứu này khởi xướng ở Trung Quốc đang xác định các phương pháp điều trị thành công nhanh hơn ở những nơi khác.Các nhà phát triển máy bay chở khách không người lái cũng khen ngợi về các quy tắc cho phép họ điều khiển các thiết bị bay của mình trong các khu vực được chỉ định, tại số lượng lớn các thành phố của Trung Quốc.Rào cản phía trướcTuy nhiên, một trở ngại đã xuất hiện có khả năng gây cản trở quá trình tăng trưởng R&D tại Trung Quốc. Vào tháng 6/2024, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành dự thảo quy định cấm các công ty Mỹ đầu tư vào AI, chất bán dẫn, vi điện tử và điện toán lượng tử ở Trung Quốc. Những điều này có thể có hiệu lực vào cuối năm nay. Một số công ty phương Tây đang chuẩn bị cho tình huống buộc phải rời khỏi Trung Quốc.Những quy định chặt chẽ của Trung Quốc nhằm mục đích “trả đũa” Mỹ và phương Tây cũng phần nào khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Trên thực tế, việc di chuyển một số tài sản trí tuệ (IP) được tạo ra ở Trung Quốc ra khỏi nước này là khá khó khăn. Việc xuất khẩu một số sản phẩm AI, như phần mềm nhận dạng giọng nói và văn bản hoặc thậm chí thuật toán đề xuất của ứng dụng chia sẻ video TikTok, hiện cần có sự cho phép của Bộ Thương mại Trung Quốc.Dự đoán trước các chính sách sở hữu trí tuệ cứng rắn hơn của Mỹ và Trung Quốc trong tương lai, một số công ty nước ngoài đã bắt đầu chuyển nhân viên nghiên cứu ra khỏi Trung Quốc.Mặc dù vậy, những “gã khổng lồ” công nghệ vẫn đang lựa chọn Trung Quốc là điểm đến cho hoạt động R&D, như Apple đã tăng gấp đôi hoạt động R&D nước này, Microsoft, đối thủ công nghệ lớn của Apple, được cho là đang cung cấp cho các nhà nghiên cứu AI các gói tái định cư ở Bắc Kinh khi hãng này tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhạy cảm hơn ở Trung Quốc.Một người trong ngành cho biết, mặc dù AstraZeneca và Bayer vẫn tỏ ra lạc quan về hoạt động nghiên cứu ở Trung Quốc, nhưng một số công ty dược phẩm đang tìm kiếm sự rõ ràng hơn về các quy tắc chuyển dữ liệu và tài sản trí tuệ xuyên biên giới. Các doanh nghiệp cũng đang xem xét lại các khoản đầu tư mới.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.