Nhà đầu tư phương Tây cần nhìn nhận theo lăng kính của các nước mới nổi
Theo quan điểm của chuyên gia Huw Van Steenis - Giám đốc chiến lược công ty quản lý đầu tư Schroders, trước nguy cơ khủng hoảng, việc phân tích lịch sử kinh tế, trong đó có trường hợp của các nước mới nổi, có vẻ thiết thực hơn là tham vấn các chiến lược gia truyền thống vốn thường chủ yếu dựa vào các mô hình kinh tế truyền thống.
Trong khi rủi ro trong nước và các yếu tố chính trị thường chiếm một vị trí quan trọng trong việc phân tích kinh tế tại các nước mới nổi, thì các nhà đầu tư tại các nền kinh tế phát triển hầu như bỏ qua các yếu tố rủi ro về chính trị mà thường chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích triển vọng của khối doanh nghiệp cụ thể hoặc các ngành, lĩnh vực.
Mọi khoản đầu tư tốt tại một nước mới nổi phải hội đủ các yếu tố như thể chế chính trị vững chắc và môi trường quản trị tốt vì các yếu tố này đảm bảo cho giá trị đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn.
Theo phân tích, sự bất ổn của một quốc gia có thể làm mất một nửa hiệu suất thu được, và đây chính là động lực cho các nghiên cứu về rủi ro chính trị.
Khi một quốc gia xảy ra khủng hoảng, nhiều lĩnh vực trong nước phải chịu thiệt hại, trong đó phải kể đến ngân hàng. Ví dụ như tác động của sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), ước tính trong 12 tháng qua các ngân hàng Mỹ đã tăng 51% lợi nhuận, trong khi các ngân hàng Anh lại có thể đã mất đến 21%.
Một bài học khác từ thị trường mới nổi là mô hình dân tộc chủ nghĩa về kinh tế thường xuyên gắn với lạm phát. Tại các nước phát triển, khi đã bị bão hòa trong chính sách tiền tệ, nguy cơ lạm phát liên quan đến vấn đề thương mại, ngân sách và cán cân thanh toán nên được tính đến.Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi. Trong giai đoạn đầu, kinh tế thường phát triển tích cực do nhiều việc làm được tạo ra. Nhưng sau đó thường xảy ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, nhất là tại các quốc gia có thu nhập thấp.
Chủ nghĩa dân tộc kinh tế cũng tạo ra biến động trên thị trường ngoại hối. Nếu được áp dụng trong các nước phương Tây, yếu tố này có thể thay đổi cách thức mà các nhà đầu tư phát hiện rủi ro trong danh mục đầu tư.
Tuy nhiên, điều quan trọng là đồng tiền dự trữ phải đủ mạnh để bảo vệ các nền kinh tế dân tộc chủ nghĩa của phương Tây trước sự biến động quá lớn ngoài kịch bản, ví dụ sự sụp đổ của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Bài học thứ hai, đó là chủ nghĩa dân túy rất dễ lây nhiễm. Tại châu Âu, tác động của các đảng dân túy lên các cuộc bầu cử Hà Lan, Pháp và Italy là không thể xem nhẹ, và ảnh hưởng của nó cũng tương tự như hệ quả sự lựa chọn của các cử tri Mỹ và Anh.
Một mặt, chủ nghĩa dân túy thường gây áp lực lên các thể chế, song mặt khác, mối đe dọa bảo hộ có thể dẫn đến sự phản hồi chính trị mạnh mẽ để kích thích tăng trưởng kinh tế nội địa - điều mà châu Âu vô cùng cần vào lúc này.
Chủ nghĩa dân tộc kinh tế cũng là một sự chuyển hướng hợp cách, trong bối cảnh ngờ vực về các lợi ích của toàn cầu hóa.
Rạn nứt của ngành ngân hàng có thể sẽ ngày càng trầm trọng thêm do việc hình thành các biên giới tài chính cùng với sự chấm dứt thỏa thuận về các quy định giám sát ngân hàng theo công ước
Cuối cùng, những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ lên các vấn đề việc làm, văn hóa và chính trị xã hội.
Điểm chung của các nhà đầu tư trong suốt 30 năm vừa qua xoay quanh việc các nước mới nổi đuổi kịp các nước phát triển hoặc sự điều chỉnh của các nền kinh tế ngoại vi hướng vào trung tâm châu Âu. Tuy việc nới lỏng về định lượng đã xóa dần sự khác biệt, nhưng tình hình lại đang trở nên bất ổn hơn.
Để đầu tư vào một thế giới đa dạng, việc xem xét theo lăng kính của các nước mới nổi là rất cần thiết cho các nhà đầu tư, cùng với đó là một sự hiểu biết tinh tế về tác động của công nghệ lên xã hội, doanh nghiệp và thị trường./.
- Từ khóa :
- phương tây
- các nước mới nổi
- toàn cầu hóa
- đầu tư
- Brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng trưởng của nền kinh tế mới nổi sẽ hỗ trợ thị trường bảo hiểm toàn cầu
19:56' - 21/04/2017
Ngày 20/4, tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re (Đức) cho biết tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi tại châu Á sẽ là động lực cho thị trường bảo hiểm toàn cầu trong năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp các nước mới nổi tạo lợi nhuận tốt hơn doanh nghiệp các nước phát triển
19:56' - 12/01/2017
Sau hai năm thụt lùi, lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế mới nổi năm 2016 vượt lên các nền kinh tế phát triển, nhờ cắt giảm chi phí và sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường nguyên liệu.
-
Tài chính
2016 – năm đầy biến động với thị trường tiền tệ các nền kinh tế mới nổi
12:04' - 03/01/2017
2016 là một năm nhiều biến động đối với các thị trường tiền tệ quốc tế nói chung và thị trường tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi nói riêng.
-
Kinh tế Thế giới
Các thị trường mới nổi sẽ biến động mạnh trong năm 2017?
09:37' - 22/12/2016
Niềm tin của giới đầu tư vào các thị trường mới nổi có sự cải thiện rõ rệt trong 12 tháng qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.