Nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô vào các ETF theo dõi chứng khoán Nhật Bản và Mỹ
Chứng chỉ của một quỹ hoán đổi danh mục (ETF), do Công ty China Asset Management Co. (China AMC) phát hành, giao dịch ở mức cao hơn 14-20% so với giá trị tài sản ròng trong ba ngày đầu tuần này.
ETF này thu hút nhà đầu tư đến mức China AMC tạm dừng giao dịch trong một giờ vào ngày 25/1. Công ty đã lưu ý nhà đầu tư về sự chênh lệch lớn giữa giá chứng chỉ quỹ so với giá trị ròng, đồng thời cảnh báo, họ có thể chịu tổn thất nặng nề nếu đầu tư thiếu thận trọng.Giám đốc đầu tư của bộ phận quản lý tài sản của Công ty môi giới UOB Kay Hian, Qi Wang, nói cơn sốt chứng khoán Mỹ và Nhật Bản hiện nay không khác gì cơn sốt bất động sản, bitcoin và vàng ở Trung Quốc cách đây nhiều năm.
Đầu tuần này, cơ quan chính phủ hàng đầu của Trung Quốc đã hối thúc các biện pháp mạnh nhằm ổn định thị trường và thúc đẩy lòng tin.
Việc nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh mua chứng chỉ của các quỹ ETF theo dõi cổ phiếu của Nhật Bản và Mỹ là dấu hiệu cho thấy các cơ quan chức năng sẽ gặp khó khăn ra sao trong việc thay đổi tâm lý nhà đầu tư giữa lúc thị trường chứng khoán trong nước bị cuốn vào giai đoạn lao dốc kéo dài nhiều năm. Chỉ số bluechip CSI 300 của Trung Quốc mất 11,4% giá trị vào năm ngoái, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp sụt giảm. Chính điều này thúc đẩy nhà đầu tư Trung Quốc rót tiền vào cổ phiếu nước ngoài, bao gồm cả Nhật Bản và Mỹ, nơi chứng khoán bùng nổ vào năm 2023. Theo Wind, nhà cung cấp dữ liệu tài chính, bốn ETF theo dõi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, niêm yết tại Trung Quốc, ghi nhận khối lượng giao dịch khoảng 3,3 tỷ USD trong tuần này tính đến ngày 25/1. Đó là khối lượng giao dịch hàng tuần lớn nhất từ trước đến nay đối với bốn quỹ này. Nhà đầu tư Trung Quốc cũng đổ xô vào các ETF theo dõi thị trường chứng khoán Mỹ. Theo Wind, chứng chỉ của một ETF của China AMC, theo dõi chỉ số S&P 500 của Mỹ, đóng cửa phiên 24/1 với mức giá cao hơn 18% so với giá trị tài sản ròng. Mức chênh lệch này đã giảm xuống 5,8% vào ngày 25/1 sau khi nhà quản lý quỹ tạm dừng giao dịch trong một giờ. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm ngoái do hoài nghi về triển vọng phục hồi kinh tế nước này. Giờ đây, đến lượt nhà đầu tư cá nhân trong nước tháo chạy. Hàng trăm triệu nhà đầu tư cá nhân của Trung Quốc có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường chứng khoán của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Năm ngoái, họ đã chuyển tiền từ cổ phiếu sang các tài sản an toàn hơn, bao gồm cả các quỹ thị trường tiền tệ, sau khi không còn hy vọng thị trường chứng khoán sẽ quay đầu.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng bảng Anh tăng giá kỷ lục trong 4 tháng
08:11' - 24/01/2024
Ngày 23/1, giá trị đồng bảng Anh đã chạm mức cao nhất 4 tháng qua so với đồng euro, nhờ nền kinh tế Anh đang trụ vững và Ngân hàng Anh (BoE) có thể giảm lãi suất muộn hơn so với các ngân hàng khác.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia nổi tiếng của Goldman Sachs tư vấn xu hướng đầu tư năm 2024
13:57' - 23/01/2024
Người đứng đầu phụ trách mảng giao dịch toàn cầu của tập đoàn tài chính Goldman Sachs Group Inc, dự báo Fed sẽ hạ lãi suất bốn lần bắt đầu từ tháng 3/2024 và lạm phát sẽ đạt mục tiêu 2%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá đồng Bitcoin thấp nhất trong 7 tuần
07:56' - 23/01/2024
Chuyên trang thông tin tài chính Nasdaq đưa tin đồng tiền điện tử Bitcoin đã giảm giá mạnh, xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tuần qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28'
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh hoàn tất áp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trước ngày 25/5
13:03' - 22/04/2025
Chi cục thuế Khu vực II đặt mục tiêu đến ngày 25/5/2025 sẽ cơ bản hoàn tất triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.