Nhà nước kiến tạo: Cải thiện từ những điểm yếu
Việc lựa chọn một thể chế phát triển theo hướng Nhà nước kiến tạo vừa là mục tiêu nhưng cũng là thách thức của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền nhiều địa phương trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, công bằng và minh bạch đúng nghĩa theo nguyên tắc thị trường.
Ở đó, mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp cần phải nhìn nhận đúng để củng cố và xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng, khích lệ phát triển và tránh sự bao cấp, độc quyền, lợi ích nhóm….
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, muốn chuyển từ Nhà nước điều hành, từ Chính phủ quản lý sang mô hình một Nhà nước kiến tạo phát triển, với tinh thần của một Chính phủ phục vụ, điều đầu tiên là cùng bắt tay tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ các cơ chế, chính sách mà các bộ, ngành, địa phương đã ban hành, mà hiện đang là những rào cản, sợi dây trói buộc, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.Các vấn nạn như giấy phép con, thủ tục hành chính về đất đai, điện nước, về sở hữu tài sản, về an ninh trật tự, các loại thuế, lãi suất ngân hàng và biến động giá cả thị trường hàng hóa - nguyên, nhiên vật liệu…. khiến doanh nghiệp “xoay” không kịp thở.
“Nhà nước - chính quyền Trung ương tới địa phương cần có sự gắn kết và thân thiện nhiều hơn với doanh nghiệp; hiểu việc làm của doanh nghiệp; chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, thì khoảng cách giữa hai bên đâu lấy gì làm xa”, ông Phan Văn Hòa, Giám đốc, Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Vĩnh Hòa bày tỏ trăn trở.
Chỉ là chuyện nhỏ thôi, nhưng ông Hòa không hiểu vì sao doanh nghiệp ông bị chính quyền xã từ chối đóng dấu xác nhận thông tin lên thư mời mà doanh nghiệp gửi tới đối tác đầu tư nước ngoài, vốn là một trong những bạn hàng có thương hiệu uy tín toàn châu Âu, khi họ ngỏ ý muốn tới tham quan và có thể ký kết hợp đồng lâu dài xuất khẩu các sản phẩm tái chế từ phế phẩm nông nghiệp, thân thiện với môi trường mà doanh nghiệp đã dày công đầu tư, sáng tạo và sản xuất ?
Vĩnh Hòa là một trong những doanh nghiệp có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế địa phương, ổn định an sinh xã hội và tạo nhiều việc làm cho người lao động, xây dựng được thương hiệu uy tín cho sản phẩm gạo thảo dược Vĩnh Hòa của vùng Nghệ An, song doanh nghiệp vẫn phải dựa vào năng lực tài chính của người thân trong gia đình, họ hàng là chủ yếu.
Tiếp cận vốn vay ngân hàng là điều còn khiến doanh nghiệp này e dè vì lo lãi suất cao, khó lòng đáp ứng các điều kiện cho vay chặt chẽ và thường “bắt bí” doanh nghiệp.
Ông Hòa cho rằng, nếu có cơ chế khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, có chính sách cho vay tín dụng mềm dẻo và linh hoạt để doanh nghiệp yên tâm sản xuất và địa phương tạo nhiều điều kiện thuận lợi về giao đất sản xuất hoặc nhân lực, chắc chắn còn nhiều tiềm năng để doanh nghiệp khai thác và phát triển.
Doanh nghiệp cũng sẵn sàng chia sẻ, chuyển giao công nghệ để nhân rộng mô hình và lĩnh vực này cho nhiều doanh nghiệp khác, địa phương khác học tập và làm theo.
Nổi lên trong phong trào khởi nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng, ông Vương Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Nông trại Việt Lạc cho rằng, việc chứng nhận là cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là điều khiến ông Nam không hài lòng với các sở, ngành chức năng tại Lâm Đồng.
Ông cho rằng, giữa các bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như các đơn vị quản lý dưới quyền như cấp sở và theo ngành dọc ở từng địa phương cũng cần nắm rõ khái niệm và sự khác biệt giữa nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao để định danh và chứng nhận cho doanh nghiệp dễ bề hoạt động.
Điều đó không chỉ thể hiện trách nhiệm, mà còn cả thái độ tận tình hỗ trợ, tinh thần phục vụ của các cấp chính quyền từ địa phương tới Trung ương luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, ông Nam nhấn mạnh.
Đổi mới thể thế, đổi mới cách thức điều hành của Chính phủ là những động thái mà không chỉ mỗi người dân, doanh nghiệp, kể cả các hiệp hội ngành nghề và các tổ chức xã hội đều đang mong ngóng và dõi trông.
Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ đang được triển khai ở nhiều địa phương; trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
Bước đầu, doanh nghiệp tỏ rõ sự phấn khởi, song vẫn còn nhiều ý kiến hoài nghi cho rằng: “Lời nói cần đi đôi với việc làm. Đó mới thể hiện phong thái của một Chính phủ hành động”.
Căn cớ xuất phát từ việc ở một số nơi, một số cơ quan, ban ngành địa phương vẫn mang tư tưởng không chịu đổi mới; duy trì cách thức làm việc cũ với thói quen sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp và làm nảy sinh nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, khiến tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Nhiều sở, ngành vẫn bám vào cơ chế xin – cho, các loại giấy phép con thì phiền hà và tốn kém nhất là giấy phép xây dựng, cùng với đó là gánh nặng về thanh tra, kiểm tra liên tục từ các cơ quan, ban, ngành ở địa phương. “Đây cũng là tình trạng chung ở 63 tỉnh, thành trên cả nước chứ không riêng gì ở tỉnh Thanh Hóa”, ông Đệ khẳng định.
Bày tỏ băn khoăn của mình, ông Đệ cho rằng, ngay như quy định mới của Chính phủ là đúng ngày 1/7/2016, hàng loạt giấy phép con sẽ phải bãi bỏ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.Song tới nay, giấy phép nào hết hiệu lực, loại thông tư nào, quy định nào sẽ tiếp tục được duy trì nâng thành nghị định, lĩnh vực nào sẽ được “cởi trói” và ngành nghề nào sẽ được hỗ trợ thêm cơ chế thông thoáng và dễ dàng phát triển hơn… vẫn chưa được thông tin rộng rãi và công khai.
Nếu các địa phương, các sở ngành thực thi tốt những chỉ đạo, quyết tâm của Chính phủ, những đổi mới về cơ chế, chính sách của các bộ thì hẳn nhiên mục tiêu đạt được 1 triệu doanh nghiệp phát triển bền vững vào năm 2020 là không khó thực hiện.Từ thực tiễn khảo sát môi trường kinh doanh ở nhiều địa phương, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thẳng thắn cho biết, muốn thủ tục hành chính chạy được suôn sẻ, chính doanh nghiệp và nhà đầu tư phải dành công sức và thời gian, kể cả chi phí chính thức và không chính thức để thúc đẩy.
Hay để hoàn thành một thủ tục đất đai cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải “chạy” mướt mồ hôi từ cấp tỉnh xuống tận cấp huyện, cấp thôn; chạy lòng vòng giữa các sở ngành.
Thậm chí trong mỗi sở, những phòng khác nhau có thể có ý kiến khác nhau, nên việc lần lượt gõ cửa từng phòng cũng không phải là chuyện hiếm.
Muốn xây dựng một Nhà nước kiến tạo thành công, muốn chuyển từ cơ chế quản lý sang khích lệ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, có lẽ, việc cần làm ngay chính là cải thiện những điểm yếu trên, ông Tuấn nói./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đẩy mạnh cải cách thể chế hỗ trợ doanh nghiệp
21:35' - 28/06/2016
Chính phủ đang tập trung thực hiện cải cách, xây dựng thể chế theo hướng hội nhập, minh bạch, trách nhiệm và kiến tạo để hỗ trợ doanh nghiệp.
-
Tài chính
Xây dựng thể chế đủ mạnh để quản lý nợ công
06:30' - 13/06/2016
Cần chú trọng xây dựng thể chế quản lý nợ công đủ mạnh. Bộ máy quản lý nợ công cần thay đổi theo hướng tập trung vào một đầu mối, và thực hiện đầy đủ quy định về công khai, minh bạch về nợ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ sẽ có thể chế chính sách hỗ trợ quá trình khởi nghiệp
15:26' - 03/06/2016
Chính phủ sẽ có thể chế chính sách để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp bằng cách phát triển công cụ chính sách như quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm…
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu thể chế các nước để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
12:15' - 17/03/2016
Để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, việc nghiên cứu thể chế pháp luật kinh tế các nước trên thế giới là cần thiết và bổ ích.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.