Nhật Bản tái khởi động thêm một lò phản ứng hạt nhân
Ngày 17/5, Nhật Bản đã cho khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân tại tỉnh Fukui, động thái vấp phải phản ứng gay gắt từ một bộ phận người dân lân cận do lo ngại nguy cơ tái diễn thảm họa hạt nhân tương tự như trường hợp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011.
Trong một tuyên bố chính thức, Chủ tịch Công ty điện lực Kansai (KEPCO), ông Shigeki Iwane, thông báo công ty này đã cho hoạt động trở lại lò phản ứng số 4 tại nhà máy hạt nhân Takahama. KEPCO cam kết công ty sẽ hoạt động cẩn trọng, tuân thủ các nguyên tắc an toàn và coi bảo đảm an toàn là ưu tiên hàng đầu.
Nhà máy điện hạt nhân Takahama đặt tại tỉnh Fukui, cách thủ đô Tokyo 350 km về phía Tây. Trước đó, chính quyền tỉnh Fukui đã thông qua kế hoạch tái khởi động lò phản ứng số 4. Tuy nhiên, những người dân của tỉnh Shiga lân cận, do quan ngại về vấn đề an toàn, đã đề nghị tòa án quận này ngăn cản động thái trên.
Sau hơn một năm tranh cãi trên tòa, hồi tháng 3 vừa qua, một tòa án phúc thẩm tại Osaka ra phán quyết cuối cùng cho phép KEPCO khởi động 2 trong số 4 lò phản ứng tại nhà máy Takahama. Phản ứng trước quyết định trên, Thống đốc tỉnh Shiga, ông Taizo Mikazuki, bày tỏ sự thất vọng và lo ngại rằng tỉnh Shiga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân.
Ông hối thúc chính phủ sửa đổi "sớm nhất có thể" chính sách năng lượng hiện đang phụ thuộc nhiều vào các nhà máy hạt nhân.
Trước đó ngày 19/4, nhà chức trách Nhật Bản đã thông qua kế hoạch dỡ bỏ 5 lò phản ứng cũ, đánh dấu lần đầu tiên áp dụng quy định chấm dứt vận hành các lò phản ứng đã hoạt động quá 40 năm vốn được đưa ra sau thảm họa tại nhà máy Fukushima.
Các lò phản ứng bị cho ngừng hoạt động bao gồm lò phản ứng số 1 và số 2 tại nhà máy Mihama của Công ty điện lực Kansai ở tỉnh Fukui; lò phản ứng số 1 tại nhà máy Tsuruga thuộc Công ty điện nguyên tử Nhật Bản cũng nằm ở tỉnh Fukui; lò phản ứng số 1 tại nhà máy Shimane thuộc Công ty Điện lực Chugoku đặt tại tỉnh Shimane và lò phản ứng số 1 thuộc nhà máy Genkai của Công ty điện lực Kyushu ở tỉnh Saga.
Sau thảm họa tại nhà máy Fukushima hồi năm 2011, Nhật Bản đã cho đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân của nước này. Cho tới nay, chỉ có một số lò phản ứng hoạt động trở lại do phản đối từ phía người dân dẫn tới các vụ kiện tụng kéo dài tại tòa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên: Tên lửa rơi trong vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản
12:29' - 16/05/2017
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada ngày 16/5 cho rằng tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên phóng hồi cuối tuần qua được cho là đã rơi trong vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản trên Biển Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản, New Zealand nhất trí thúc đẩy các đối tác thông qua TPP trước tháng 11 tới
15:07' - 15/05/2017
Nhật Bản và New Zealand khẳng định sẽ nỗ lực đạt thỏa thuận thúc đẩy thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước tháng 11 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay trinh sát của Nhật Bản biến mất khỏi màn hình radar
13:43' - 15/05/2017
Một máy bay của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản chở theo 4 người đã biến mất trên hệ thống radar tại khu vực gần sân bay Hakodate ở tỉnh Hokkaido, miền Bắc nước này sáng 15/5.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ áp thuế với mọi hàng hóa của Canada
12:19'
Thủ tướng Canada cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC rằng Canada sẽ đáp trả bằng các mức thuế quan đối với Mỹ nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế 25% đối với hàng hóa của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ thành lập Sở Thuế vụ Nước ngoài để thu thuế nhập khẩu
10:24'
Việc thành lập một cơ quan mới đòi hỏi phải được Quốc hội thông qua bằng một đạo luật và đảng Cộng hòa hiện nắm giữ đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh: Ngành công nghiệp ô tô phục hồi mạnh mẽ
08:11'
Anfavea - Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Brazil thông báo nước này đã xuất xưởng 2,55 triệu xe trong năm 2024, tăng 9,7% so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu hướng tới tương lai bền vững
07:57'
Các hãng hàng không và các nhà khai thác sân bay cần tăng cường hợp tác để triển khai nhiên liệu hàng không bền vững trong giảm khí thải carbon.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025
21:24' - 14/01/2025
Kết quả khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 4,5% vào năm 2025 và tiếp tục lùi về 4,2% vào năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ siết chặt kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu
17:50' - 14/01/2025
Thái Lan sẽ cải thiện kiểm soát chất lượng đối với tất cả các loại trái cây xuất khẩu, sau khi hải quan Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt kết quả xét nghiệm hợp chất hữu cơ Basic Yellow 2...
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thu hút đầu tư kỷ lục trong năm 2024
13:00' - 14/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã thu hút lượng đầu tư kỷ lục trong năm 2024, với các đơn đăng ký vượt quá 1.130 tỷ baht, mức cao nhất trong thập kỷ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng trưởng 5%
14:14' - 13/01/2025
Theo báo cáo được Tổng Cục hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong năm 2024 tính theo Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 5% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kỳ vọng hoạt động ngoại thương sôi động trong năm 2025
08:48' - 13/01/2025
Mặc dù các rủi ro và thách thức bên ngoài, bao gồm rào cản thương mại và căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, nhưng ngoại thương Trung Quốc vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng.