Nhận diện xu hướng mới trong phát triển khu công nghiệp
Tại Tọa đàm “Nhận diện xu hướng mới trong phát triển khu công nghiệp” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức trực tuyến ngày 20/9, đại diện nhiều doanh nghiệp từ chủ đầu tư khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI, lãnh đạo các địa phương, đại diện các bộ, ngành liên quan đã cùng nhau bàn luận, phân tích đưa ra giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19.
Những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 trong gần 2 năm qua đã làm đình trệ hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; làm đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động… Thực tế này đang đặt ra vấn đề cần nhìn nhận, đánh giá lại tính phù hợp và hiệu quả của các mô hình khu công nghiệp hiện nay. Theo Báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện giãn cách xã hội phòng chống COVID-19 dẫn đến việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển người lao động trong các khu công nghiệp. Từ đó, làm đình trệ sản xuất, tăng chi phí sản xuất, giảm công suất và sản phẩm, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và nhiều đơn hàng phải chuyển sang địa bàn khác trong chuỗi cung ứng. Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng nếu kéo dài tình trạng này có khả năng nhà đầu tư sẽ chuyển sản xuất sang các nước khác và ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư mới. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển các khu công nghiệp, ông Vũ Anh Tú, Vụ phó Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Bộ Xây dựng đề xuất, Chính phủ cần tiếp tục rà soát hoàn thiện bổ sung chính sách, văn bản pháp luật đảm bảo gắn đồng bộ quy hoạch phát triển khu công nghiệp với phát triển khu đô thị trong một phương án tổng thể. Đồng thời, thống nhất giữa các quy hoạch quốc gia gắn với phát triển kinh tế địa phương.Tiếp đến là rà soát, hoàn thiện bổ sung quy định pháp luật về đầu tư xây dựng khu công nghiệp phù hợp với từng loại hình sản xuất và từng thời kỳ. Nếu quy định về Luật Đầu tư, Luật Đất đai còn khó khăn, vướng mắc thì phải điều chỉnh hoàn thiện; xây dựng hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn về quy mô, cấu trúc sử dụng đất hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp.
Ông Ko Tea Yeon, Tổng giám đốc Công ty Heesung Electronics Việt Nam cho rằng, để phát triển khu công nghiệp, đặc biệt là trước những thay đổi của dịch COVID-19, việc cần làm là phát triển khu công nghiệp thông minh. Từ thực tế là nhiều người không thể gặp nhau do tình hình dịch bệnh, cần phát triển mạnh hệ thống online dành cho các cuộc họp, cuộc gặp mặt giữa các thành viên trong công ty. “Vấn đề quan trọng nữa là cán bộ, công nhân viên cần được quan tâm nhiều hơn về sức khỏe, họ cũng cần được trang bị kiến thức tốt hơn để tự chăm sóc sức khỏe của mình. Đối với một khu công nghiệp, việc xây dựng nhà ở, ký túc xá cho cán bộ công nhân viên để họ có thể ở lại, đảm bảo an toàn sức khỏe cũng chính là đảm bảo an toàn sản xuất của công ty", ông Ko Tea Yeon nhấn mạnh. Ông Hongsun, Phó Chủ tịch Korcham tại Việt Nam cho biết, tại các khu công nghiệp truyền thống, thông thường chỉ có nhà máy đơn thuần, không có nhà ở, chính sách đó kéo dài từ đầu đến giờ. Trong khi xu hướng phát triển của khu công nghiệp, nhiều nước khác là hỗn hợp, thậm chí kết hợp khu đô thị, nhà ở, phòng khám, nhà trường để có thể phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên khu công nghiệp này. Do đó, Việt Nam nên phát triển khu công nghiệp mô hình mới, không chỉ xây dựng riêng nhà máy mà đi theo dịch vụ để công nhân sinh sống và làm việc tại chỗ. “Ban quản lý đầu tư các dự án, chính quyền các địa phương cũng như khu công nghiệp nên điều chỉnh lại vấn đề này để áp dụng theo mô hình mà các nước đang phát triển, nước phát triển đã làm. Nếu chỉ là nhà máy đơn thuần thì khó tồn tại bền vững, đặc biệt thời gian chuẩn bị sau dịch COVID-19", ông Hongsun kỳ vọng. Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia, các nhà quản lý và các doanh nghiệp cũng đã thảo luận nhiều nội dung như: đánh giá hiện trạng các khu công nghiệp tại Việt Nam trong mối tương quan với nhu cầu đầu tư, bao gồm cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Cùng đó, nhận diện các xu hướng trong phát triển khu công nghiệp trước bối cảnh mới, đặc biệt phân tích tác động từ đại dịch COVID-19 đến các xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 5/2021, cả nước đã có 394 khu công nghiệp được thành lập bao gồm: 351 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 35 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển và 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 121,9 nghìn ha…/.Tin liên quan
-
DN cần biết
Điều chỉnh quy hoạch 2 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
22:22' - 15/09/2021
Tại văn bản 1174/TTg- CN ngày 15/9/2021, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về việc điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
-
Doanh nghiệp
Nhiều khu công nghiệp “bỏ quên” đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung
13:22' - 15/09/2021
Tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có 6 khu công nghiệp; trong đó, chỉ có Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy) là có nhà máy xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh.
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có tiếp tục duy trì ưu thế?
18:29' - 12/09/2021
Giới phân tích nhận định, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển, duy trì ưu thế trên thị trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Đồng Nai khẩn trương tiêm vaccine cho công nhân khu công nghiệp
10:41' - 09/09/2021
Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” khẩn trương đăng ký tiêm vaccine COVID-19 cho người lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga
17:13'
Trưa 11/5 (theo giờ địa phương), tại Moskva, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Luật Giáo dục có những nội dung tác động trực tiếp đến người học
15:45'
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo sửa đổi một số nội dung còn bất cập, hạn chế trong Luật Giáo dục, trong đó có nội dung tác động trực tiếp đến người học.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp một số doanh nghiệp tại Liên bang Nga
15:33'
Sáng 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu tại Liên bang Nga như: Zarubezhneft, AFK Sistema, Positive Technology.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng hạ tầng đón dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường
15:28'
Bà Rịa-Vũng Tàu đang có nhiều dự án công nghiệp với công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động hóa giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công đường cất hạ cánh số 2 sân bay Long Thành
15:22'
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang gấp rút hoàn tất các thủ tục liên quan, quyết tâm khởi công đường cất hạ cánh số 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
15:00'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
14:04'
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Công điện số 60/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trong tháng 5/2025 ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 68
14:02'
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bằng trách nhiệm, thần tốc, táo bạo hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát
12:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi căn nhà là “một món quà”, “một mái ấm”, thể hiện trách nhiệm, tình thương, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, sự sẻ chia của cả cộng đồng.