Nhận định chứng khoán tuần từ 22 – 26/2: Có thể tiếp tục xu hướng tăng
Dù xu hướng tăng của thị trường được đánh giá vẫn chưa thay đổi, nhưng chuyên gia phân tích từ công ty chứng khoán vẫn khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng, ưu tiên quản lý rủi ro trong thời điểm này. Ảnh minh họa: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Sau những phiên tăng mạnh thể hiện tâm lý đầy "hưng phấn" của giới đầu tư thì phiên cuối tuần qua (19/2) thị trường chứng khoán khoán đã điều chỉnh nhẹ. Dù xu hướng tăng của thị trường được đánh giá là vẫn chưa thay đổi, nhưng chuyên gia phân tích từ công ty chứng khoán vẫn khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng, ưu tiên quản lý rủi ro trong thời điểm này.
*Dấu hiệu thị trường tương đối "khỏe"Công ty cổ phần Chứng khoán MB - MBS cho rằng, mức giảm phiên cuối tuần qua (19/2) rất nhẹ so với các thị trường trong khu vực, thậm chí gần như toàn bộ thời gian giao dịch là nỗ lực ngược dòng của thị trường sau khi giảm gần 15 điểm ở phiên mở cửa, những dấu hiệu này cho thấy thị trường tương đối khỏe dù đã tăng 8/11 phiên gần đây. Phiên điều chỉnh tương đối nhẹ phiên cuối tuần qua chưa làm thay đổi xu hướng tăng của thị trường. Tuy vậy, nhà đầu tư cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng, MBS khuyến nghị. Theo Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), trong ngắn hạn VN-Index đã chạm vùng kháng cự 1.175 - 1.200 và áp lực bán có thể sẽ mạnh hơn tại vùng này. Tuy nhiên, khả năng VN-Index sẽ sớm chinh phục vùng kháng cự này và hướng đến các mốc cao hơn. Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết, tuần giao dịch đầu tiên của năm mới Tân Sửu 2021 đã diễn ra trong không khí hứng khởi. Lực cầu mua lên trong tuần qua đã áp đảo được bên bán giúp chỉ số VN-Index tiến vào vùng kháng cự gần nhất quanh ngưỡng 1.170 điểm. Thanh khoản trong tuần qua có sự gia tăng so với tuần trước đó, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư vẫn còn sự thận trọng nhất định. Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dựa vào mô hình sóng Elliot để đưa ra dự báo cho kịch bản diễn biến thị trường trong tuần tới. Sóng Elliot là công cụ phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong việc phân tích thị trường cũng như cổ phiếu. Dựa theo mô hình sóng Elliot, VN - Index hiện đang giao dịch trong sóng tăng 5 với mục tiêu quanh ngưỡng 1.250 điểm nên khả năng thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần tiếp theo được đánh giá cao hơn. Theo nguyên tắc sóng Elliot, pha tăng của thị trường gồm có 5 bước sóng được gọi là sóng đẩy; trong đó, sóng 1, 3 và 5 là sóng tăng, sóng 2 và 4 là sóng giảm. Tuy nhiên theo SHS, những rung lắc có thể diễn ra trong các phiên đầu tuần do chỉ số VN-Index kết tuần quanh ngưỡng 1.170 điểm (đỉnh của đợt hồi phục kỹ thuật trước đó). SHS khuyến nghị nhà đầu tư với tầm nhìn trung hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ tiếp tục trong thời gian tới, mục tiêu quanh ngưỡng 1.250 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn đã bắt đáy và chốt lời trước Tết, có thể quay trở lại thị trường nếu có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh trong khoảng 1.110-1.120 điểm hoặc chờ đợi thị trường bứt phá khỏi ngưỡng 1.200 điểm sau một vài tuần tích lũy. Về diễn biến thị trường, VN-Index tăng gần 59 điểm trong 3 phiên giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết, VN-Index đã có phiên khởi đầu ngày 17/02 rất tích cực với mức tăng hơn 40 điểm, đà tăng sau đó chậm lại trong phiên tiếp theo với mức tăng hơn 18 điểm và trong phiên cuối tuần (19/02) chỉ số đã ghi nhận mức giảm nhẹ 0,88 điểm. Tính chung cả tuần, VN-Index tăng 58,57 điểm lên 1.173,50; HNX-Index tăng 6,28 điểm lên 231,18 điểm. Thanh khoản gia tăng so với tuần trước đó, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên, với khoảng hơn 16.200 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Theo SHS, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất với 7,8% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ lực kéo của các trụ cột như HSG tăng 4,8%, HPG tăng 3,9%, NKG tăng 8%, DPM tăng 9,4%, DCM tăng 10,4%... Tiếp theo là nhóm tiện ích cộng đồng với 7,2% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu trong ngành như POW tăng 5,7%, GAS tăng 9,3%... Kế đến là nhóm dầu khí với mức tăng 6,4% vốn hóa. Các cổ phiếu tiêu biểu là OIL tăng 4,5%, PLX tăng 6%, BSR tăng 6,1%, PVD tăng 6,8%, PVS tăng 12,2%... Nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng cũng tăng mạnh với 5% giá trị vốn hóa. Các mã SHB tăng 2,6%, VCB tăng 4,2%, CTG tăng 4,5%, BID tăng 8,1%, VPB tăng 5,5%, TCB tăng 7,5%, ACB tăng 8,9%... Các nhóm ngành còn lại đều tăng mạnh như tài chính tăng 4% giá trị vốn hóa, công nghiệp tăng 4,1%, dịch vụ tiêu dùng tăng 3,5%, hàng tiêu dùng tăng 3,4%, công nghệ thông tin tăng 3,3%, dược phẩm và y tế tăng 2,8%... Điểm tích cực là chỉ trong 3 phiên giao dịch tuần qua (từ 17 - 19/2), khối ngoại mua ròng trở lại hàng nghìn tỷ đồng, sau khi bán ròng rất mạnh ở 2 phiên trước Tết. Cụ thể, khối ngoại mua ròng là 1.268 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tuần qua. *Chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều
Chứng khoán Phố Wall hầu như không dịch chuyển trong phiên 19/2, kết thúc một tuần nhiều biến động trái chiều trong đó sự lạc quan về vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cùng một gói kích thích kinh tế tiềm năng "đấu tranh" với những lo ngại về lạm phát tại Mỹ.
Phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones gần như không đổi ở mức 31.494,32 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,2% xuống 3.906,71 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq lại tăng 0,1% lên khép phiên ở mức 13.874,46 điểm.
Nhìn chung, chứng khoán phố Wall đã có một tuần tăng giảm đan xen, trái ngược với mức tăng trung bình hơn 1% của tuần trước đó. Với mức chốt phiên gần như không đổi vào ngày 19/2, chỉ số công nghiệp Dow Jones ghi nhận mức tăng hàng tuần chỉ 0,1%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 0,7% và Nasdaq để mất 1,6%. Chuyên gia Peter Cardillo, nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn tài chính Spartan Capital Securities cho hay những diễn biến trong tuần này thể hiện một thị trường đang mệt mỏi và không biến động nhiều. Do vậy, ông nhận định Phố Wall đang hướng tới một giai đoạn giảm điểm, nhưng chuyên gia này cho rằng điều đó chưa xảy ra ở hiện tại Các thị trường chứng khoán châu Á cũng diễn biến trái chiều trong phiên chiều 19/2 do lo ngại sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Chốt phiên 19/2, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,7% xuống 30.017,92 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,2% lên 30.644,73 điểm và chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,6% lên 3.696,17 điểm. Thị trường Sydney, Singapore, Wellington, Đài Bắc, Mumbai và Bangkok đều giảm điểm, nhưng Seoul, Jakarta và Manila cùng tăng. Chuyên gia Stephen Innes tại trung tâm Axi cho biết, cùng với gói kích thích quy mô lớn giữa lúc kinh tế phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19 các nhà đầu tư hiện đang chú ý đến các tác động tiềm tàng từ việc lãi suất và lạm phát tăng./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên chiều 19/2
18:26' - 19/02/2021
Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên chiều 19/2 do lo ngại sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
-
Chứng khoán
Giải mã sự thăng hoa bất thường của thị trường chứng khoán Nhật Bản
10:04' - 19/02/2021
Sau hơn 30 năm đầy thăng trầm, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) đã lần đầu tiên đóng cửa trên ngưỡng 30.000 điểm vào ngày 15/2.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới giảm trong phiên 18/2
08:28' - 19/02/2021
Công ty dịch vụ tài chính Charles Schwab cho hay ngoài sự thận trọng do mức tăng gần đây của lợi suất trái phiếu, các chỉ số chứng khoán cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán thoát thế đi ngang, khối ngoại mua ròng 6 phiên liên tiếp
16:46'
Thị trường chứng khoán phiên hôm nay tăng khá mạnh, thoát thế đi ngang trong mấy phiên vừa qua. Đáng chú ý, khối ngoại đã có 6 phiên liên tiếp mua ròng.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á phiên 29/11 biến động trái chiều
16:44'
Chốt phiên 29/11, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 0,4%, xuống 38.208,03 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,3%, lên 19.423,61 điểm.
-
Chứng khoán
MIG chào bán hơn 25,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
09:34'
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã chứng khoán MIG) sẽ chào bán 25.900.875 cổ phiếu MIG cho cổ đông hiện hữu với giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 29/11
09:30'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm FOX, MWG và DBC.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 29/11
09:09'
Hôm nay 29/11, có 3 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn gồm: VST, PVL, PSC.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Âu phục hồi
07:40'
Bà Brooks nhận định nếu tăng trưởng của châu Âu vẫn yếu, có thể sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất xuống 1,5%, vì ECB có thể phải duy trì lập trường nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu mới
18:04' - 28/11/2024
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch chiều 28/11 sau khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm và lạm phát của Mỹ ổn định.
-
Chứng khoán
Chứng khoán đi ngang, thanh khoản ngày càng giảm
16:31' - 28/11/2024
Dòng tiền vào thị trường ngày càng giảm khiến giao dịch trở nên “mờ nhạt”, mức tăng và giảm của các mã cổ phiếu rất nhỏ. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng giảm quy mô giao dịch.
-
Chứng khoán
Niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024
10:08' - 28/11/2024
Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức dao động quanh vùng giá 220.000 đồng/cổ phiếu (tháng 11).