Nhân lực ngành an toàn thông tin mạng cần cả “lượng” và “chất”
Đến nay, trình độ nhân lực an toàn thông tin ở Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, trong đó hàng ngàn chuyên gia an toàn thông tin của nước ta đã được cấp chứng chỉ quốc tế.
Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực phục vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam vẫn cần đảm bảo, quan tâm hơn nữa về cả lượng và chất của nguồn nhân lực.
Tăng quân số
Theo Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hiện có 8/8 cơ sở đào tạo trọng điểm đã tuyển sinh đào tạo hệ chính quy thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân về an toàn thông tin để triển khai Đề án 99.Ông Nguyễn Huy Dũng (Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin) cho biết, qua 4 năm triển khai Đề án 99, cả nước đã có hơn 4.800 học viên được đào tạo về an toàn an ninh thông tin. 80% số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm.
Các cơ sở đào tạo trọng điểm đã cử được 91 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn an ninh thông tin tại nước ngoài, trong đó có 63 tiến sĩ, 18 thạc sĩ.
Đến cuối năm 2017, cả nước đã có 953 kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ về an toàn an ninh thông tin tốt nghiệp. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020 có 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an ninh an toàn thông tin, kết quả đào tạo sau 4 năm thực hiện đã đạt khoảng 47% mục tiêu của Đề án 99.
Bên cạnh đó, Cục An toàn Thông tin đã phối hợp với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin tổ chức các cuộc thi an ninh mạng toàn cầu, hướng nghiệp cho sinh viên an toàn thông tin, hội chợ việc làm cho sinh viên… Trong đó, hội chợ việc làm được tổ chức tại Học viện Bưu chính Viễn thông (Hà Nội) và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 đã thu hút hơn 5.000 sinh viên tham dự và khoảng 60 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng, Tập đoàn Công nghệ BKAV chia sẻ: Công nghệ và internet phát triển, sinh viên có thể học công nghệ từ xa nhưng vẫn phải thực tế tham gia giải quyết công việc mới xác định được năng lực.
Chọn học ngành công nghệ, sinh viên cần xác định phải vừa học, vừa làm, khi thực sự đi làm vẫn phải tiếp tục học hỏi, cập nhật để theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án 99, hiện nhiều sinh viên ngành an toàn thông tin đang thiếu kỹ năng mềm để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc.Ông Khổng Huy Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ an ninh Không gian mạng Việt Nam cho biết: Công ty không chỉ cần nhân viên giỏi công việc, có trình độ tiếng Anh đủ dùng, mà thật sự cần những người có tư duy giải quyết vấn đề nhanh.
Sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp nhìn chung vẫn còn thiếu các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, làm báo cáo, thuyết trình, phản biện…
Cần đầu tư cho chất lượng chuyên môn Đề án 99 cũng đặt ra mục tiêu đưa 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an ninh an toàn thông tin ở nước ngoài. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2017 mục tiêu này mới chỉ đạt khoảng 22%. Đề án cũng đưa ra chỉ tiêu đưa 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia an ninh an toàn thông tin cho rằng, về lâu dài Việt Nam cần có thêm cơ sở đào tạo an ninh an toàn thông tin uy tín ở trong nước. Bởi trong lĩnh vực an ninh an toàn thông tin, các chuyên gia an toàn thông tin nước ngoài sẽ không chia sẻ hết những kinh nghiệm phòng chống tấn công mạng do đây luôn là thông tin bí mật của các đơn vị.
Ngoài ra, nguồn lực tài chính cũng là khó khăn cơ bản quyết định chất lượng và số lượng đội ngũ nhân lực an toàn thông tin. Trong giai đoạn 3 năm đầu triển khai Đề án 99 (2014-2017), tổng kinh phí được cấp chỉ bằng 20-25% tổng mức kinh phí dự kiến.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết: Tại Việt Nam đang tồn tại sự mất cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực bố trí cũng như nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin. Trong thời đại kỷ nguyên số, nền công nghệ của một quốc gia không chỉ dựa vào lợi thế về vốn, công nghệ và tài nguyên khoáng sản sẵn có mà còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo, khả năng cập nhật kỹ năng, kiến thức của đội ngũ nhân lực. Trong đó, ngành an toàn, an ninh thông tin mạng luôn đòi hỏi mỗi chuyên gia phải thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong phòng chống các cuộc tấn công mạng chứ không “ngồi chờ” sự cố xảy ra để khắc phục hậu quả. Thời gian qua, trong ngành thông tin đã có sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, tập đoàn, doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước để mở thêm các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin. Đây là việc làm cần thiết, góp phần thu hút thêm vốn đầu tư từ các đơn vị tham gia học tập, đào tạo.Bên cạnh đó, để chuẩn bị hội nhập trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên phải thực sự nỗ lực, chủ động học tập, nghiên cứu tại giảng đường, vừa phải tham gia thực hành các kỹ năng tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, các cơ sở đã tuyển sinh đào tạo đại học và sau đại học ngành an toàn an ninh thông tin mặc dù đã đáp ứng được về số lượng, nhưng chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng đào tạo và sau đào tạo sẽ tiếp tục là vấn đề cần sự quan tâm đầu tư toàn diện của toàn hệ thống các đơn vị trong ngành công nghệ thông tin từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đến bản thân sinh viên thời đại công nghệ. Ông Phạm Duy Hậu, giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên học hết năm thứ ba sẽ đi thực tập.Đến năm thứ tư, 17/25 sinh viên đã có thể vừa học vừa có việc làm. Lĩnh vực an toàn thông tin rất rộng, để nắm được và làm được việc trên tất các lĩnh vực thì rất khó. Vì vậy, muốn giỏi về an toàn thông tin, thì phải đầu tư công sức nhiều hơn theo nguyên tắc chọn học nền tảng công nghệ thật chắc, từ đó đầu tư cho lĩnh vực mình yêu thích.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
"Huyền thoại" làng bảo mật thế giới đến Việt Nam bàn về an toàn an ninh mạng
16:50' - 16/01/2018
Ông Mikko Hypponen, “cha đẻ” của khái niệm “diệt virus”, "huyền thoại của làng bảo mật thế giới” sẽ tham dự hội thảo “An toàn thông tin 4.0 - Thực trạng và sáng kiến” ngày 18/1.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng cường đảm bảo an ninh mạng
12:28' - 22/12/2017
Ngày 22/12, Sở Thông và Truyền thông thành phố Hải Phòng và Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã ký kết Quy chế phối hợp về đảm bảo an toàn thông tin mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Phần mềm Kaspersky bị cấm sử dụng do lo ngại "an ninh mạng"
11:23' - 22/12/2017
Lítva sẽ buộc ngừng và thay thế các phần mềm của Công ty sản xuất và cung cấp phần mềm bảo mật hàng đầu thế giới Kaspersky Lab - có trụ sở tại Moskva, Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ buộc tội 3 chuyên gia an ninh mạng Trung Quốc đánh cắp thông tin
10:36' - 28/11/2017
Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội 3 chuyên gia an ninh Trung Quốc tấn công mạng và đánh cắp tài liệu từ ba công ty lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.