Nhân rộng Bản tin thời tiết nông vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 26/7, tại Trà Vinh, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Dự án DeRISK Đông Nam Á tổng kết việc thực hiện và nhân rộng Bản tin thời tiết nông vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, quy trình xây dựng bản tin này đã được Cục Trồng trọt công nhận là tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 1033/QĐ-BNN-TT ngày 22/3/2023 giao nhiệm vụ và kinh phí thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Bản tin nông vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ quản lý nhà nước về sản xuất trồng trọt và thích ứng với biến đổi khí hậu” cho Cục Trồng trọt.Bản tin thời tiết nông vụ được xây dựng từ sự hỗ trợ Dự án DeRISK Đông Nam Á, thí điểm thành công tại tỉnh Tiền Giang ở vụ Đông Xuân 2020-2021; đến nay, đã được nhân rộng tại 7 tỉnh, thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh với trên 130.000 người được hưởng lợi.
Bản tin này được sản xuất dựa trên các dự báo thời tiết thời hạn mùa, hàng tháng hoặc 10 ngày thông qua sự tương tác của các bên liên quan trong chuỗi giá trị dịch vụ khí hậu, được phổ biến qua nhiều kênh thông tin như: nhóm zalo, loa phát thanh, cán bộ khuyến nông và qua các cuộc họp của đối tác địa phương như: UBND xã, hội nông dân… Bản tin Thời tiết nông vụ được người nông dân ứng dụng và sử dụng một cách hiệu quả trên đồng ruộng của mình thông qua sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan bao gồm cán bộ các Đài khí tượng thủy văn, cán bộ nông nghiệp, cán bộ thủy nông, cán bộ khuyến nông cùng người nông dân. Dựa vào thông tin từ các bản tin, nông dân kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh... Qua đó, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân... Kết quả, gần 40% số người áp dụng bản tin cho biết chi phí thuốc bảo vệ thực vật giảm trung bình khoảng 1,36 triệu đồng/ha, đồng thời giảm chi phí thuốc diệt cỏ và phân bón. Năng suất lúa bình quân tăng 266 kg/ha và doanh thu bình quân tăng 1,834 triệu đồng/ha. Lợi nhuận trung bình của nhóm hộ áp dụng bản tin là 22 triệu đồng/ha, cao hơn gần 3 triệu đồng/ha so với nhóm không áp dụng bản tin. Tại Trà Vinh, bản tin được triển khai tại 3 huyện Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú ở vụ Hè Thu 2022. Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, việc ứng dụng Bản tin thời tiết nông vụ trên địa bàn tỉnh đã giúp nông dân tiếp nhận nhanh các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất như: thông báo lịch xuống giống, lịch gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chủ động nguồn nước tưới (trữ nước ngọt) cho cây trồng nhờ các dự báo thời tiết, mặn xâm nhập, quyết định thời điểm thu hoạch giúp quản lý dịch hại tốt trên diện rộng. Bên cạnh đó, bản tin còn đưa ra các giải pháp kỹ thuật khuyến cáo theo giai đoạn sinh trưởng và diễn biến sâu bệnh hại trên cây trồng gắn với thời tiết, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Bản tin cũng góp phần hỗ trợ tốt cho việc khuyến cáo sản xuất, giúp nông dân tiếp cận công nghệ thông tin; thắt chặt liên kết hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước và nông dân…/.- Từ khóa :
- trà vinh
- trồng trọt
- nông nghiệp
- đa dạng sinh học
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá tôm ở Trà Vinh tiếp tục giảm
10:44' - 25/07/2023
Giá tôm nguyên liệu trong nước giảm mạnh là do gặp sức ép cạnh tranh xuất khẩu tôm từ các nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông dân Trà Vinh chuyển hướng chăn nuôi khi giá tôm giảm thấp
11:17' - 17/07/2023
Nhiều nông dân ở vùng ven biển tỉnh Trà Vinh hiện không thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở vụ thứ 2 để chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác vì giá tôm thương phẩm vẫn tiếp tục giảm thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.