Nhân sự dự kiến của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là bao nhiêu?
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và việc bổ nhiệm nhân sự giúp việc cho cơ quan này, tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ quí I do Bộ Công Thương tổ chức chiều 5/4, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, dự thảo Nghị định quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, Bộ Công Thương muốn đề xuất thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (gọi tắt là Ủy ban) trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Dự kiến bộ máy giúp việc cho Ủy ban gồm 8 đơn vị: Cục Điều tra và Giám sát cạnh tranh (dự kiến 25-30 biên chế); Cục Bảo vệ người tiêu dùng (dự kiến 25-30 biên chế); Vụ Thư ký xử lý vụ việc cạnh tranh: 10-15 biên chế; Vụ Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp gồm 10-15 biên chế; Vụ Hợp tác quốc tế: 10-15 biên chế; Vụ Thanh tra pháp chế: 10-15 biên chế; Văn phòng Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và bảo vệ người tiêu dùng: 10-15 biên chế; Văn phòng Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh: 8-10 biên chế. Ngoài ra còn có 1 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Thông tin tư vấn và đào tạo: 20-25 biên chế. Như vậy, tổng biên chế, nhân sự dự kiến của các đơn vị sau khi thành lập Ủy ban là khoảng 130 biên chế công chức và 25 biên chế viên chức. Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện tổng biên chế được giao của 2 cơ quan trước khi hợp nhất là 58 công chức và 10 viên chức biên chế. Trong giai đoạn 2020-2025, việc thành lập Ủy ban sẽ tăng lên khoảng 70-80 biên chế công chức; 15 biên chế viên chức. "Số lượng biên chế, nhân sự còn thiếu sẽ được rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ các đơn vị của Bộ Công Thương hoặc các bộ, ngành khác nhằm bảo đảm các nguyên tắc không tăng biên chế trong tổng số biên chế của bộ và biên chế hành chính nhà nước nói chung. Việc bổ sung sẽ triển khai theo lộ trình 5 năm"- dự thảo nêu. Lý giải về cơ sở để ra đời Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, tháng 6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh 2018, thay thế Luật Cạnh tranh 2014. Luật này có hiệu lực vào 1/7/2019. Trong Luật Cạnh tranh 2018 có nhiều nội dung liên quan đến điều chỉnh hành vi bị cấm, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, tập trung kinh tế... do đó, Quốc hội cho rằng, cần phải có mô hình cơ quan đủ năng lực, trình độ và tầm để thực thi Luật này. Điều số 46 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thực thi Luật Cạnh tranh là Hội đồng cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh 2018 cũng quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban là giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương, giúp Chính phủ quản lý về cạnh tranh, giúp hoàn thiện quy trình tố tụng cạnh tranh để xử lý, điều tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh… Luật Cạnh tranh 2018 cũng đã giao Chính phủ có hướng dẫn chi tiết về bộ máy, tổ chức, chức năng của Ủy ban. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã xây dựng 3 Nghị định; trong đó có Nghị định liên quan đến mô hình Ủy ban Cạnh tranh quốc gia. Khi Nghị định này được Chính phủ thông qua, đây sẽ là cơ sở pháp lý để ra đời Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, dự kiến Ủy ban sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2019. Theo đó, Ủy ban còn thực hiện nhiệm vụ nữa là bảo vệ người tiêu dùng, thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2011. “Ủy ban thành lập dựa trên cơ sở kiện toàn bộ máy và sắp xếp lại bộ máy. Việc thành lập Ủy ban là thu gọn làm một đầu mối nhưng làm nhiều việc, tránh 2 đầu mối làm 1 việc”, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nói. Liên quan đến việc gia tăng biên chế sau khi Ủy ban được thành lập, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ, Ủy ban thành lập vẫn đảm bảo tổng biên chế không được thay đổi, nhưng có sự điều chuyển cán bộ trong nội bộ, không nằm ngoài tổng biên chế đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. Nguyên tắc chung là không tăng biên chế chung khi sắp xếp lại tổ chức./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Lúc dư thì đóng vào, lúc khó lấy ra dùng
19:55' - 05/04/2019
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, nguyên tắc của Quỹ bình ổn giá xăng dầu là lúc dư thì đóng vào đó, lúc khó thì lấy ra dùng.
-
Ý kiến và Bình luận
"Xanh hóa" hệ thống phân phối
19:48' - 05/04/2019
Bộ Công Thương đánh giá hành động sử dụng lá chuối thay túi nilon và giấy gói khác là một ý tưởng sáng tạo góp phần bảo vệ môi trường sống đang bị ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.