Nhanh chóng chọn lựa một số ngành trọng điểm để phục hồi sau dịch
Chiều 8/6, thảo luận ở tổ về các vấn đề kinh tế - xã hội, các đại đại biểu khẳng định, dù nửa đầu năm 2020 ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19, Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch, vừa đảm bảo kinh tế - xã hội, tạo nguồn lực để đầu tư và phát triển. Đồng thời, các đại biểu cho rằng phải đặt ra những mục tiêu ưu tiên trong thời gian tới, có chính sách hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp phục hồi sau dịch.
* Nhanh chóng chọn lựa một số ngành trọng điểm để phục hồi sau dịchĐánh giá về kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19, tại phiên họp tổ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, công tác phòng, chống dịch của Việt Nam có sự đồng thuận rất lớn của nhân dân; bạn bè quốc tế cũng đánh giá rất cao, hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả. Trong khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước âm, Việt Nam vẫn tăng trưởng 3,82%.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, nhiều yếu tố chưa thể lường định được hết, lần này, Chính phủ không trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, cố gắng để đạt ở mức cao nhất các mục tiêu đề ra trong năm 2020. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Tp Hồ Chí Minh) đánh giá cao các giải pháp Chính phủ vừa qua đã triển khai, điều hành linh hoạt, kịp thời, có sự đồng lòng của xã hội, từng người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần tiếp tục đưa ra một số phương án tăng trưởng với những định lượng cụ thể về tác động của dịch đối với nền kinh tế. "Cần chỉ rõ ngành nào, lĩnh vực nào bị tác động đến đâu. Vì có những ngành sẽ phục hồi nhanh, ngành phục hồi chậm, từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể" - đại biểu nhấn mạnh, chính sách phải đi sát thực tiễn và cụ thể. Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, ngành cần hỗ trợ phục hồi nhất hiện nay là du lịch. Nhu cầu du lịch của người dân rất cao. Với những giải pháp để kích cầu, phục hồi nhanh du lịch nội địa, ngành Du lịch cần chủ động đề xuất, cùng với đó là sự trợ lực của nhà nước.Bên cạnh đó, cần chú trọng sản xuất hàng hóa nội địa, vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. "Chúng ta cần chỉ rõ ngành nào đang cần đẩy mạnh, hàng hóa nào người Việt Nam đang có nhu cầu lớn, từ đó có chính sách hỗ trợ của Nhà nước" - đại biểu nói.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đồng tình quan điểm cần nhanh chóng chọn lựa một số ngành trọng điểm để phục hồi sau dịch, cũng như chuẩn bị đón thu hút đầu tư FDI, điều này các nước đã, đang tiến hành mạnh mẽ. Đồng thời, đại biểu nhấn mạnh, tránh đầu tư cào bằng, không tạo được động lực và sức lan tỏa. * Còn nhiều mục tiêu trước mắtĐại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) đánh giá cao kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới và các thị trường của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đại biểu cho rằng vẫn còn nhiều mục tiêu trọng tâm trong thời gian tới.
Mục tiêu thứ nhất là phải giữ thành quả kiểm soát dịch bệnh, không chủ quan, lơ là. Thứ hai là ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ ba là bảo đảm được an sinh xã hội, vừa qua đã triển khai rất nhanh các gói hỗ trợ người dân, tới đây cần làm tốt hơn. Thứ tư là phải giúp doanh nghiệp giữ được chân người lao động.
“Từ đầu năm đến nay, khoảng 26.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, con số này tăng. Nhưng số doanh nghiệp làm thủ tục giải thể giảm, tức là doanh nghiệp vẫn chờ cơ hội để phục hồi, phát triển. Đây là tín hiệu tốt, do đó cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cả về chính sách thuế, phí...”, đại biểu Trần Hoàng Ngân phân tích.
Thứ năm là giải ngân vốn đầu tư công cần được đẩy nhanh. Nếu giải ngân 700.000 tỷ đồng đầu tư công năm nay, hiệu quả rất tốt, thu hút được đầu tư xã hội, giúp tăng trưởng. Tuy nhiên, giải ngân đầu tư công phải bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, tránh dàn trải, thiếu kiểm soát - đại biểu chỉ rõ. “Tới đây, Quốc hội sẽ xem xét thông qua giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng điều mà họ cần nhất bây giờ là tồn tại. Doanh nghiệp phải tiếp cận được vốn, mà tài sản thế chấp hiện đang là điểm vướng lớn. Các ngân hàng bây giờ đang rất thận trọng cho doanh nghiệp vay, do đó cần có tổ chức, nhất là các quỹ tín dụng đứng ra bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp. Muốn vậy, Nhà nước phải hỗ trợ quỹ tín dụng làm việc này” - đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Truyền thông quốc tế đánh giá tích cực việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn EVFTA
19:20' - 08/06/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tờ Nikkei Asia Review đã có bài viết về việc Quốc hội Việt Nam ngày 8/6 thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua EVFTA: Xung lực giúp Việt Nam tái khởi động phục hồi kinh tế
13:35' - 08/06/2020
Trước yêu cầu phục hồi kinh tế và tự chủ của nền kinh tế, đường cao tốc Việt Nam-EU sẽ giúp Việt Nam phát triển, đa dạng hoá thị trường, tăng cường tính tự chủ và thu hút làn sóng đầu tư mới.
-
Chứng khoán
Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA: Thị trường chứng khoán tăng tốc
12:28' - 08/06/2020
Động lực tăng trưởng của thị trường được tiếp thêm khi Quốc hội thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) vào sáng nay 8/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy và cải thiện xuất khẩu
09:52' - 08/06/2020
Hiệp định EVFTA- điểm sáng được kỳ vọng, giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trọng điểm và tranh thủ thời cơ giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điểm nhấn quan trọng trong lịch sử hoạt động của Quốc hội
09:51' - 08/06/2020
Sáng 8/6, Quốc hội bắt đầu đợt 2, Kỳ họp thứ 9. Mở đầu phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu về một số vấn đề trong đợt họp trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời sự
Bộ Công Thương: Temu và Shein phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11
16:41' - 09/11/2024
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Temu và Shein phải thông báo chính thức trên các ứng dụng với người tiêu dùng Việt Nam về việc đang thực hiện đăng ký hoạt động.
-
Thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:07' - 08/11/2024
Cùng tham dự tọa đàm có các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam, lãnh đạo thành phố Trùng Khánh và đông đảo đại diện doanh nghiệp của hai nước.