Nhập khẩu gạo từ Ấn Độ có phải giải pháp tối ưu cho Indonesia?
Chính phủ nước này cho biết, đây là một quyết định "cần thiết" để đảm bảo cung cấp đủ gạo cho quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, người dân nông dân Indonesia đang đặt câu hỏi về quyết định trên, trong khi các chuyên gia cho biết, có thể có những cách khác để đảm bảo lượng gạo dự trữ của đất nước.
* Tại sao Indonesia nhập khẩu gạo?
Indonesia là một trong những nước tiêu thụ gạo nhiều nhất trên thế giới. Bộ trưởng Thương mại nước Indonessia Zulkifli Hasan cho biết, hồi đầu tháng này rằng thỏa thuận mua gạo với Ấn Độ được thực hiện để lường trước tác động của hiện tượng El Niño, trong bối cảnh Indonesia có thể phải hứng chịu một mùa khô dài hơn, làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo trong nước. Bộ trưởng Hasan cũng tiết lộ rằng việc nhập khẩu gạo là cần thiết vì lượng gạo dự trữ của Chính phủ đang "giảm dần". Theo Cơ quan Lương thực Quốc gia, hiện Indonesia chỉ có 220.000 tấn gạo dự trữ. Ông Hasan nói với các phóng viên rằng “hiện không còn lựa chọn nào khác”.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Indonesia là nước sản xuất gạo lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, quốc gia này tiêu thụ hầu hết lượng gạo mà họ sản xuất. Người nông dân Indonesia đang đặt câu hỏi về sự cần thiết phải nhập khẩu quá nhiều gạo. Dữ liệu chính thức mà Cơ quan Thống kê Indonesia công bố hồi tháng 3/2023 cho thấy năm 2022, Indonesia sản xuất 31,52 triệu tấn gạo. Do chỉ có một lượng nhỏ gạo chất lượng tốt được xuất khẩu nên theo giới chuyên gia, những mặt hàng xuất khẩu đó không phải là tác nhân gây ra tình trạng thiếu gạo dự trữ của quốc gia này. Ronnie S Natawidjaja, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Bền vững tại Đại học Padjajaran, cho biết lý tưởng nhất là Indonesia nên có lượng gạo dự trữ ít nhất từ 1-1,5 triệu tấn. Tiến sỹ Natawidjaja nói: “Dự trữ là điều bắt buộc… để ngăn các nhà đầu cơ thao túng giá và dự trữ gạo. Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi ở đây là tại sao phải đảm bảo nguồn hàng bằng cách nhập khẩu? Trên thực tế, tổng sản lượng gạo của đất nước vẫn còn thặng dư một chút".* Suy nghĩ của người nông dânNăm 2022, Indonesia nhập khẩu 500.000 tấn gạo từ Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan, ngoài hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn của năm nay. Biên bản ghi nhớ mà Indonesia đã ký với Ấn Độ trong tháng Sáu cho phép họ nhập khẩu thêm 1 triệu tấn, ngoài hạn ngạch 2 triệu tấn.Dù Chính phủ Indonesia nhấn mạnh rằng thỏa thuận với Ấn Độ chỉ dành cho các tình huống "khẩn cấp", song nhiều người nông dân vẫn không hiểu lý do tại sao Chính phủ đưa ra quyết định trên. Henry Saragih, Chủ tịch Hội Nông dân Indonesia, nói: “Việc có thể nhập khẩu 2 triệu tấn gạo không phải là điều cần thiết và khẩn cấp vì trên thực tế, sản lượng quốc gia của chúng tôi đã đủ. Hơn nữa, El Niño chỉ xảy ra từ giữa tháng Sáu đến tháng Tám, trong khi vụ gieo cấy thứ nhất và thứ hai đã trôi qua. Tháng Sáu này chúng tôi đã thu hoạch lúa". Ông Saragih cho biết, người nông dân lo ngại rằng nếu Indonesia tiếp tục nhập khẩu gạo, động thái này sẽ làm giảm giá gạo mà người nông dân bán ra, mặc dù giá gạo tại các siêu thị vẫn ở mức cao. * Mức tiêu thụ gạo ở IndonesiaGạo là lương thực chính trong chế độ ăn uống của người Indonesia, thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nhiều trong kỷ nguyên "trật tự mới" dưới thời cựu Tổng thống Suharto. Khi còn nắm quyền, ông đã ra lệnh trồng lúa ở mọi vùng của Indonesia, mặc dù thực tế là người dân ở các vùng khác nhau của Indonesia dựa vào các loại carbohydrate khác. Chính phủ của ông đã thực hiện một chiến lược để tăng sản lượng lúa gạo, hy vọng rằng Indonesia sẽ “tự cung tự cấp”.Ngày nay, mức tiêu thụ gạo ở Indonesia là một trong những mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất thế giới, 114,6 kg/người/năm, theo số liệu công bố năm ngoái của Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia của nước này. Ở nhiều địa phương của Indonesia, người dân ăn 3 bữa cơm một ngày, và gạo được dùng trong mọi bữa ăn và được chế biến dưới nhiều món khác nhau như cơm rang, cháo… * Giải pháp nào cho tình trạng thiếu gạo? Để tăng sản lượng lúa gạo, ông Saragih cho hay người nông dân phải được hỗ trợ phát triển nền "nông nghiệp sinh thái" sử dụng phân bón hữu cơ. Theo ông, đa dạng hóa lương thực cũng sẽ mang lại lợi ích cho người nông dân vì nó có thể được trồng giữa các cây lúa. Ông nói: “Lịch sử cho thấy người dân Indonesia tiêu thụ nhiều cao lương, sắn, khoai sọ nên tôi nghĩ cần khuyến khích, hỗ trợ nông dân sản xuất các loai nông sản này”. Tiến sỹ Natawidjaja cũng cho biết, Indonesia nên tìm cách phát triển các sản phẩm thực phẩm khác. Ông nói: “Chúng ta cần xem xét nghiêm túc việc đa dạng hóa thực phẩm, bởi vì carbohydrate có thể được lấy từ khoai tây, lúa mỳ và các nguồn khác”, đồng thời hoan nghênh chiến lược từ Cơ quan Kế hoạch Phát triển Quốc gia, cơ quan chia Indonesia thành 5 tiểu vùng cho hệ thống lương thực. Ông nói thêm: "Sẽ có các trung tâm thực phẩm ở mỗi tiểu vùng, nơi họ quản lý thực phẩm địa phương của riêng mình, vì vậy sự khác biệt về văn hóa cũng như sự khác biệt về địa lý và khí hậu sẽ được giải quyết tại địa phương. Đây sẽ là bài toán cần giải đối với tổng thống tiếp theo”, ý chỉ cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Indonesia vào đầu năm tới./.Tin liên quan
-
Thị trường
USDA: Dự trữ gạo toàn cầu có thể giảm 5%
07:00' - 19/06/2023
Theo Bloomberg, thế giới đang ngập trong gạo với kho dự trữ toàn cầu ở mức gần kỷ lục. Tuy vậy, sự xuất hiện của hiện tượng khí hậu El Niño có thể ảnh hưởng tới kho dự trữ này.
-
Hàng hoá
Gạo Việt Nam xuất khẩu đạt mức đỉnh của hơn hai năm
13:54' - 18/06/2023
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức đỉnh của hơn hai năm trong tuần qua do nguồn cung khan hiếm và những lo ngại về khả năng sản lượng bị ảnh hưởng do hiện tượng thời tiết El Nino.
-
Thị trường
Xuất khẩu gạo Thái Lan có thể vượt 8 triệu tấn
21:10' - 17/06/2023
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết xuất khẩu gạo của nước này có thể vượt 8 triệu tấn trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30' - 10/04/2025
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30' - 10/04/2025
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.
-
Phân tích - Dự báo
ADB tại Việt Nam: Kỳ vọng tăng trưởng giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu
11:19' - 09/04/2025
Theo ADB, Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách thể chế, tận dụng hiệu quả các FTA và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để củng cố sức chống chịu và duy trì đà tăng trưởng bền vững.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận khác trong đảm bảo an ninh lương thực ASEAN
06:30' - 09/04/2025
Năm 2024 là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Do đó, việc thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng với các nước ASEAN.