Nhật Bản có từ bỏ cuộc đua xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á?

06:30' - 26/02/2024
BNEWS Phó Giáo sư Guanie Lim của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia có trụ sở ở Tokyo đã đưa ra nhận định về việc liệu Nhật Bản có từ bỏ cuộc đua xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á?

Một số nhà quan sát đã đặt ra câu hỏi này kể từ khi xuất hiện tin tức vào tháng trước rằng các công ty Nhật Bản đã rút khỏi cuộc đấu thầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc giữa Kuala Lumpur và Singapore, một dự án trị giá hơn 15 tỷ USD.

Tuyến đường này từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của các doanh nghiệp giao thông hàng đầu Nhật Bản. Chín năm trước, Bộ trưởng Giao thông đương nhiệm của Nhật Bản đã đích thân giới thiệu hệ thống tàu cao tốc từ trường Shinkansen của nước ông với các quan chức Malaysia trong chuyến thăm Kuala Lumpur.

Theo báo chí Malaysia đưa tin, bảy tập đoàn cuối cùng đã tham gia đấu thầu dự án, trong đó có một số tập đoàn liên quan đến các công ty nhà nước Trung Quốc.

Như nhiều người dự đoán, nếu một trong những cuộc đấu thầu này thành công, kết quả sẽ là củng cố dấu ấn ngày càng mở rộng của các công ty nhà nước Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng đường sắt ở Đông Nam Á.

Trong số các dự án nổi bật nhất là tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào được khai trương năm ngoái, nối Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam với Viêng Chăn. Tuyến đường sắt dài 1.000 km đã thúc đẩy đáng kể hoạt động thương mại và du lịch giữa hai nước.

Năm 2023 cũng chứng kiến việc khai trương tuyến tàu cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á, tuyến đường sắt dài 140 km giữa Jakarta với Bandung, Indonesia. Với sự hỗ trợ của chính phủ, các công ty Nhật Bản đã cạnh tranh gay gắt với các đối thủ Trung Quốc để giành quyền xây dựng dự án. Nhưng cuối cùng họ không thể sánh được với mức tài chính hấp dẫn mà Trung Quốc đưa ra.

Các vấn đề tài chính dường như cũng đóng một vai trò trong quyết định của các công ty Nhật Bản rút khỏi đấu thầu ở Malaysia. Thành phố Putrajaya đã không muốn cung cấp bảo lãnh cho dự án do nợ chính phủ tăng cao.

Dự án cũng có một lịch sử phức tạp, có thể góp phần vào việc doanh nghiệp tính toán cân nhắc tới những rủi ro. Malaysia đã đình chỉ dự án vào năm 2018, sau đó hủy bỏ hoàn toàn vào năm 2021 vì lo ngại về ngân sách trước khi chính phủ mới khôi phục dự án này một lần nữa vào năm ngoái.

Các nhà điều hành Nhật Bản có cơ sở hợp lý để đặt câu hỏi về mức độ cam kết của thành phố Putrajaya trong việc thông suốt tuyến đường tới Singapore. Vì việc chuẩn bị và xây dựng sẽ mất nhiều năm để hoàn thành, trong khi Malaysia đã thay đổi chính phủ bốn lần trong sáu năm qua.

Gác dự án này sang một bên, Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á, trong đó có các lĩnh vực như phát triển cảng, xây dựng tàu điện ngầm và năng lượng.

Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng năng lượng, thị phần của các công ty Nhật Bản đang tăng lên ở Indonesia trong những năm gần đây - bên cạnh thị phần của các công ty Trung Quốc.

Đối với các nhà hoạch định chính sách Indonesia, cả công ty Nhật Bản và Trung Quốc đều có thể cung cấp vốn và công nghệ có giá trị để giúp cung cấp năng lượng tốt hơn cho các vùng sâu vùng xa trên quần đảo rộng lớn này. Thay vì trò chơi có tổng bằng 0, xu thế này giống vấn đề thủy triều dâng cao cùng nâng tất cả các con thuyền cũng lên.

Hơn nữa, trong khi động lực của thị trường cơ sở hạ tầng Đông Nam Á có thể đang thay đổi, rõ ràng Nhật Bản vẫn là một thế lực kinh tế hùng mạnh trong khu vực.

Điều này có lẽ được thấy rõ nhất trong lĩnh vực ô tô, nơi các thương hiệu Nhật Bản vẫn chiếm 80% doanh số bán xe mới bất chấp sự quan tâm đến xe điện của Trung Quốc ngày càng tăng. Phản ánh nhu cầu liên tục về ô tô Nhật Bản, mỗi năm có thêm hàng nghìn xe đến khu vực này dưới dạng nhập khẩu song song với xe đã qua sử dụng.

Sự thành công của các thương hiệu như Toyota và Honda trong khu vực có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, mạng lưới đại lý và trung tâm dịch vụ rộng khắp cũng như giá trị bán lại xe ở mức cao.

Những lợi thế này đã được phát triển trong nhiều thập kỷ, trong thời kỳ đó, nhiều thương hiệu ô tô phương Tây lâu đời hơn đã tụt lại phía sau trong khu vực. Mặc dù các thương hiệu Trung Quốc hiện đang phát triển mạnh mẽ nhưng họ sẽ khó có thể vượt qua các thương hiệu Nhật Bản trong tương lai gần.

Động lực tương tự cũng đang diễn ra trong các lĩnh vực như bán lẻ và hàng tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á. Ví dụ, Aeon là nhà bán lẻ lớn thứ hai ở Malaysia và đang tăng gấp ba lần sự hiện diện tại Việt Nam, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường trung lưu.

Vì vậy, mặc dù không thể phủ nhận rằng các nền kinh tế khu vực đã được hưởng lợi từ sức nặng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, điều này không nhất thiết có nghĩa là sự hiện diện của các doanh nghiệp Nhật Bản đang mờ nhạt dần.

Mặc dù các công ty Nhật Bản có thể đang bỏ qua một số dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng và khó khăn về mặt tài chính nhất trong khu vực, nhưng điều này không ngăn cản họ khai thác có lãi ở các thị trường ngách khác.

Với nền kinh tế Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, tất cả các bên liên quan có thể tìm thấy cơ hội để cùng nhau mở rộng sự giàu có. Chiếc bánh đủ lớn cho các công ty từ Nhật Bản, Trung Quốc và chính khu vực 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục