Nhật Bản đang cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi
Tạp chí The Diplomat mới đây có bài viết “Nhật Bản tìm cách hỗ trợ châu Phi nhiều hơn với cam kết 30 tỷ USD”, với nội dung sau:
Kể từ khi được thành lập cách đây hơn 20 năm, với vai trò lãnh đạo của Nhật Bản, Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD) luôn được tổ chức tại Tokyo. Tuy nhiên, hội nghị TICAD lần thứ sáu đã được tổ chức ngày 27/8 vừa qua tại Nairobi, Kenya.
Có thể nói TICAD là diễn đàn để Nhật Bản thể hiện vai trò lãnh đạo đối với các nước của “lục địa Đen”, điều mà Nhật Bản luôn đứng sau đối thủ Trung Quốc.
Tại TICAD năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết sẽ hỗ trợ 30 tỷ USD từ nguồn vốn chính phủ và tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Phi. Đây là kinh phí bổ sung ngoài kinh phí 32 tỷ USD được Nhật Bản cam kết dành cho châu Phi tại TICAD trước đó (năm 2013).
Nhật Bản là một đất nước không lớn với nguồn tài nguyên hạn chế, do đó được nhận định là có nhiều động lực để tăng cường mạnh quan hệ kinh tế với châu Phi.
Tại TICAD 2016, ông Abe và nhiều lãnh đạo châu Phi đã thảo luận về các giải pháp đa dạng hóa nền kinh tế của lục địa này, hướng tới công nghiệp hóa, tạo việc làm cho thanh niên, phụ nữ, cải thiện y tế và tiếp tục cuộc đấu tranh chống khủng bố.
Mặc dù chuyến công du của ông Abe được tập trung vào lĩnh vực kinh tế, song tầm quan trọng của châu Phi đã nâng cao vị thế của Nhật Bản trong nền chính trị khu vực, cũng như thế giới.
Các quốc gia châu Phi đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Nhật Bản, bởi việc cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể thiếu sự ủng hộ của các nước châu Phi. Điều này có thể góp phần hoàn thành giấc mơ dài mà Nhật Bản đang ấp ủ.
Đó là trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hướng mục tiêu này, Nhật Bản đã cải thiện quan hệ với các quốc gia châu Phi. Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa đưa ra kế hoạch cử phái đoàn ngoại giao tại Liên minh châu Phi (AU) và bổ nhiệm một đại sứ tại đây. AU với 50 thành viên là một trong những khối bỏ phiếu quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Báo Asahi Shimbun của Nhật Bản đã chỉ ra sự khác biệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với chính sách đầu tư tại châu Phi. Trong khi tổng số vốn Nhật Bản đầu tư vào châu Phi năm 2014 là 1,5 tỷ USD và năm 2015 là 1,24 tỷ USD, thì Trung Quốc tính riêng ở Equatorial Guinea, vốn đầu tư trong tháng Tư năm nay vào nước này đã lên tới 2 tỷ USD.
Ngoài ra, số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang hoạt động tại châu Phi đã tăng gấp đôi từ 333 năm 1993 lên 687 doanh nghiệp. Con số này đang tăng lên nhưng còn rất thấp nếu so sánh với con số 50.000 doanh nghiệp nước này đang làm ăn tại châu Á.
Nhưng kim ngạch trao đổi thương mại song phương vẫn còn quá khiêm tốn. Năm 2015, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản từ châu Phi đạt 11,55 tỷ USD và xuất khẩu sang câu lục này đạt 8,57 tỷ USD. Các đối tác chính của Tokyo ở châu Phi là Nam Phi, Nigeria, Ai Cập, Algeria, Kenya, Liberia, Morocco và Tanzania.
Mặc dù bắt đầu tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi khá muộn, nhưng Nhật Bản đang cố gắng tạo ra sự khác biệt nổi trội đối với Trung Quốc thông qua “chất lượng” các khoản đầu tư. Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc có thể cũng là lý do khiến Nhật Bản mở rộng đầu tư để bắt kịp và vượt Trung Quốc tại châu Phi.
Theo báo Nikkei của Nhật Bản, Nam Phi là đối tác có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, được Trung Quốc đầu tư. Nhưng chính mối quan hệ kinh tế này đã làm cho nền kinh tế Nam Phi bị ảnh hưởng nặng nề, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
Ông Abe đã làm sâu sắc thêm sự tương phản giữa Nhật Bản và Trung Quốc bằng phát biểu: “Nhật Bản có trách nhiệm thúc đẩy giá trị của tự do, giá trị của pháp luật và kinh tế thị trường; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; nỗ lực làm cho xã hội thịnh vượng hơn”.
Các quốc gia châu Phi vốn không có truyền thống đưa ra tiếng nói mạnh mẽ đối với các vấn đề liên quan tới việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế, nhưng ông Abe đã thay đổi điều đó.
Đáp ứng mối quan tâm lớn nhất của Nhật Bản là các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông, tuyên bố Nairobi viết: “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy các nỗ lực của khu vực và quốc tế đối với vấn đề an ninh hàng hải, bao gồm vi phạm chủ quyền, đánh bắt cá bất hợp pháp và các tội phạm trên biển khác, duy trì các quy tắc cơ bản dựa trên pháp luật quốc tế trong hoạt động hàng hải”.
Đây là những từ ngữ ngầm ám chỉ hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào châu Phi.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - châu Phi
13:03' - 18/08/2016
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông - châu Phi có tăng nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tận dụng được nhiều tiềm năng của thị trường này.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi lấy lại vị trí nền kinh tế lớn nhất châu Phi
09:30' - 12/08/2016
Ngày 11/8, Nam Phi đã giành lại vị trí nền kinh tế lớn nhất châu Phi tính theo giá trị đồng USD sau hơn hai năm để mất "ngôi vị" này vào tay Nigeria.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Ai Cập tụt xuống vị trí thứ ba châu Phi
12:57' - 17/07/2016
Trang thông tin Bloomberg cho biết nền kinh tế Ai Cập đã tụt xuống vị trí thứ ba của lục địa châu Phi sau khi đã nắm giữ vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng được công bố cách đây 2 tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu suy thoái
10:14'
Báo cáo xu hướng kinh tế tháng 5 của Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện các chỉ số cho thấy sự suy thoái kinh tế ở nước này khi các điều kiện bên ngoài xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump kỳ vọng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
08:36'
Ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không cho rằng mức thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ quay trở lại mức 145% sau thời hạn tạm hoãn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine ký luật phê chuẩn thỏa thuận thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết với Mỹ
07:44'
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 12/5 đã ký luật phê chuẩn thỏa thuận giữa Kiev và Washington về việc thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết Mỹ-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Những tín hiệu trái chiều của kinh tế Nhật Bản
20:56' - 12/05/2025
Theo báo cáo, thặng dư trong cán cân tài khoản vãng lai, chỉ số vĩ mô đánh giá kinh tế Nhật Bản, đã tăng 16,1% so với năm trước, đạt mức cao nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm tài chính 1985.
-
Kinh tế Thế giới
Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc
20:15' - 12/05/2025
Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.
-
Kinh tế Thế giới
Bước tiến nhỏ cho bài toán lớn
19:10' - 12/05/2025
Thế giới cuối tuần qua đổ dồn sự chú ý về thành phố Geneva của Thụy Sĩ, nơi diễn ra cuộc đàm phán thương mại mang tính quyết định được chờ đợi từ lâu giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng mạnh
17:49' - 12/05/2025
Theo dữ liệu hải quan, lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đạt 11,69 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức 12,1 triệu thùng/ngày của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ mở lại 32 sân bay sau lệnh ngừng bắn
15:34' - 12/05/2025
Sau khi Ấn Độ và Pakistan đạt được lệnh ngừng bắn cuối tuần qua, ngày 12/5, Ấn Độ thông báo mở lại 32 sân bay đã bị đóng cửa trước đó khi xảy ra giao tranh gây căng thẳng giữa 2 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ giảm mạnh thuế với hàng hóa của nhau
15:33' - 12/05/2025
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được nhất trí về việc giảm thuế đánh vào hàng hóa của nhau sau khi phái đoàn hai nước vừa kết thúc cuộc đàm phán cấp cao 2 ngày ở Geneva, Thụy Sĩ, vào cuối tuần.