Nhật Bản đánh giá cao vai trò chủ nhà Hội nghị cấp cao APEC 2017 của Việt Nam
Ông Tsutomu Koizumi - Phó Cục trưởng Cục các vấn đề kinh tế thuộc Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Nhật Bản tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần I (SOM 1)- trong bài trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN ngày 12/7 đã đánh giá cao vai trò của Việt Nam khi là nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017.
Đánh giá về vai trò của APEC, với tư cách là một cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu của khu vực và thế giới, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng, ông Koizumi cho rằng kể từ khi được thành lập vào năm 1989, APEC đã gặt hái được các thành quả lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của APEC chiếm tới 60% GDP thế giới, khoảng 44.300 tỷ USD; APEC chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch thương mại của thế giới, khoảng 17.800 tỷ USD và các thành viên APEC chiếm tới 40% tổng dân số thế giới với 2,84 tỷ người.Các nỗ lực liên tục của APEC đã đóng góp cho một khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển như ngày nay. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi với sự xuất hiện các ngành dịch vụ, thương mại kỹ thuật số và chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng, APEC đang đóng vai trò ngày một quan trọng hơn trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế giới.
Một trong những ưu điểm của APEC chính là việc lập ra cơ chế lắng nghe tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, gọi là Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC.APEC cần lắng nghe các ý kiến đóng góp, từ đó vận dụng để xây dựng những quy định về đầu tư và thương mại cho tương lai. Ông Koizumi nhấn mạnh, với tư cách là nền kinh tế thành viên đi tiên phong cho tự do hóa thương mại, Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp cho các nỗ lực mở rộng thị trường tự do và công bằng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Năm APEC Việt Nam 2017 ưu tiên tập trung vào các hướng gồm thúc đẩy việc thực thi các sáng kiến theo các chủ trương thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo; tăng cường liên kết kinh tế khu vực; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong kỷ nguyên số và cuối cùng là tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.Đề cập đến cơ hội và thách thức của APEC trong bối cảnh này, ông Koizumi nhận định APEC, hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc hành động tự nguyện, đồng thuận và hợp tác khu vực mở, đã thúc đẩy các sáng kiến trên trong nỗ lực giải quyết các thách thức mới của thế giới.
Để lắng nghe các vấn đề của doanh nghiệp, việc tổ chức đối thoại doanh nghiêp công-tư với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, thêm vào đó, lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nêu lên các vấn đề này trong tiến trình đối thoại giữa Hội nghị cấp cao APEC và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC để từ đó áp dụng một cách hiệu quả các ý kiến đó cho quá trình hoạch định chính sách cũng là một ưu điểm quan trọng của APEC.
Với những ưu điểm trên, APEC sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả các lợi thế của mình với tư cách là một cơ chế hợp tác mang tính quốc tế. Theo ông Koizumi, đến năm 2020, thời điểm được xác định hoàn thành Mục tiêu Bogor về tự do hóa đầu tư và thương mại tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APEC cần phải hoạch định tầm nhìn trung, dài hạn đồng thời với việc đẩy nhanh các nỗ lực liên quan. Đánh giá về đóng góp của Việt Nam trong toàn bộ tiến trình hợp tác APEC cũng như vai trò là chủ nhà tổ chức hội nghị cấp cao APEC vào năm 2017, ông Koizumi cho rằng Việt Nam được đánh giá cao trong nỗ lực thực hiện trọng trách của nền kinh tế đóng vai trò chủ trì hội nghị quốc tế của APEC. Ông Koizumi cho biết đã hai lần đến Việt Nam để tham dự Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) với tư cách là Trưởng đoàn Nhật Bản và Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC. Ông đánh giá cao công tác tổ chức của Việt Nam và cho rằng các hội nghị APEC đã có thành công lớn xét về thực chất. Theo ông Koizumi, Việt Nam đảm nhận vai trò tiên phong trên nhiều lĩnh vực cơ bản của các vấn đề chính mà APEC đang đối mặt ngày nay. Ví dụ, Khu vực tự do thương mại châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) là sáng kiến được đề xuất vào năm 2006, thời điểm Việt Nam đảm nhận vai trò nền kinh tế chủ nhà tại Hội nghị cấp cao APEC 2006. Ông nhấn mạnh việc Việt Nam, với tư cách là một thị trường đang nổi ở khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đưa ra những sáng kiến có tầm nhìn xa sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Ông cho biết Nhật Bản kỳ vọng lớn vào sự lãnh đạo của Việt Nam trong vai trò là nền kinh tế chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC 2017.Ông Koizumi khẳng định Nhật Bản, với tư cách là một nền kinh tế thành viên APEC, sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho các cuộc thảo luận của APEC, tiếp tục hợp tác cũng như ủng hộ một cách toàn diện để Hội nghị cấp cao APEC diễn ra vào tháng 11 tới tại Việt Nam thành công tốt đẹp.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: APEC 2017 cần mang dấu ấn Việt Nam
12:13' - 22/06/2017
Sáng 22/6, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia APEC 2017 đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ tám.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Nới lỏng quy định về thị thực là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy du lịch
12:23' - 20/06/2017
Việc nới lỏng quy định cấp thị thực nhập cảnh là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy du lịch giữa các nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Khẳng định vai trò Việt Nam trong hoạch định chính sách phát triển du lịch
11:25' - 19/06/2017
Đối thoại chính sách cao cấp APEC về phát triển bền vững có sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố các sản phẩm lưu niệm du lịch, quà tặng phục vụ APEC 2017
10:59' - 01/06/2017
Ngày 1/6 tại thành phố Đà Nẵng, Sở Công Thương thành phố đã tổ chức tổng kết cuộc thi thiết kế và sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch, quà tăng phục vụ APEC 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21'
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10'
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12'
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12'
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.