Nhật Bản "rót" 35,6 tỷ USD vào châu Phi trong giai đoạn 2016-2018
Nhật Bản đã đầu tư tổng cộng 35,6 tỷ USD vào châu Phi trong giai đoạn 2016-2018, vượt qua mức chỉ tiêu 30 tỷ USD mà chính phủ nước này đặt ra tại Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 6 (TICAD) diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya năm 2016.
Khoản đầu tư trên bao gồm 10 tỷ USD vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Chính phủ Nhật Bản cung cấp và 25,6 tỷ USD vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản.
Đây được xem là kết quả đáng khích lệ của Nhật Bản trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng sự tập trung vào thị trường châu Phi đầy tiềm năng, với số dân dự kiến sẽ tăng từ 1,2 tỷ người hiện nay lên 2,5 tỷ vào năm 2050.
Trước đó, hồi đầu tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản dự kiến cung cấp gói hỗ trợ phát triển trị giá trên 300 tỷ yen (2,84 tỷ USD) cho châu Phi nhân Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 7 (TICAD7) diễn ra vào tuần tới tại thành phố Yokohama (Nhật Bản).
Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ chọn hướng tiếp cận châu Phi thông qua những gói vay ưu đãi cùng chương trình cấp học bổng cho sinh viên châu Phi học tập tại nước này.
Trong thời gian qua, Tokyo đã phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) triển khai sáng kiến Tăng cường hỗ trợ khối doanh nghiệp tư tại châu Phi (EPSA), hỗ trợ tài chính cho hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại lục địa này.Hồi tháng 3/2019, Chính phủ Nhật Bản đã xúc tiến thành lập một ủy ban thường trực chuyên trách xúc tiến đầu tư vào châu Phi và dự kiến sẽ ra mắt trong thời gian diễn ra TICAD7, với sự tham gia của các quan chức hàng đầu Nhật Bản và các nước châu Phi.
Hoạt động theo cơ chế phối hợp công-tư giữa chính phủ và các công ty Nhật Bản hiện đang hoạt động tại châu Phi, ủy ban nói trên có chức năng tham mưu cho Chính phủ Nhật Bản những biện pháp nhằm tăng cường đầu tư vào châu lục này, bao gồm việc soạn thảo các hiệp định đầu tư song phương và đa phương cũng như những thỏa thuận về ưu đãi thuế đầu tư.
Được xem là "trận tuyến cuối cùng" trên thế giới của giới đầu tư quốc tế, châu Phi sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là các loại quặng sản quý như cobalt và platinum cùng trữ lượng dầu thô và khí đốt khổng lồ.Châu lục gồm 55 quốc gia với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2.500 tỷ USD này hiện đang là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều cường quốc hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ.
Tuy nhiên, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới - được xem là "kẻ đến sau" khi tổng số vốn đầu tư của nước này vào châu Phi chỉ bằng 1/7 so với Mỹ và 1/6 so với Anh.
Hiện Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Phi với tổng số vốn ước lên tới hơn 200 tỷ USD.
Nhật Bản hiện có 440 công ty đang hoạt động tại châu Phi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm chế tạo, thương mại, bán lẻ và xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư Nhật Bản đang gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường 1,2 tỷ dân này như cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống hành chính và luật pháp còn nhiều bất cập, thuế cao và an ninh không đảm bảo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi: Tranh cãi chưa có hồi kết về buôn bán ngà voi quốc tế
06:15' - 26/08/2019
Dự án Công nghệ phòng chống Tội phạm về đến động vật hoang dã của WWF do Google tài trợ là một trong những sáng kiến sử dụng sức mạnh công nghệ để chống lại tội phạm liên quan đến động vật hoang dã.
-
Ngân hàng
AU và BAD tài trợ 4,8 triệu USD cho khu vực thương mại tự do châu Phi
07:58' - 11/08/2019
Ngày 10/8, Ngân hàng Phát triển châu Phi (BAD) và Liên minh châu Phi (AU) đã ký thoả thuận tài trợ 4,8 triệu USD để thành lập Ban Thư ký khu vực Thương mại Tự do châu Phi (AFCFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Liệu các khoản vay hạ tầng từ Trung Quốc có khiến châu Phi rơi vào bẫy nợ?
05:30' - 07/08/2019
Năm 2018, Thủ tướng CHDC Congo Clement Mouamba đến Bắc Kinh với hai nhiệm vụ chính: Tìm hiểu chính xác đất nước ông nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền và thuyết phục Trung Quốc cơ cấu lại nợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.