Nhật Bản đầu tư mạnh vào ngành dịch vụ

13:21' - 05/11/2018
BNEWS Theo số liệu thống kê, đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực dịch vụ bắt đầu tăng mạnh từ quý IV/2016 và tăng 9,2% trong nửa đầu năm 2018. mức tăng mạnh nhất trong gần 3 năm qua.

Hoạt động đầu tư của Nhật Bản đang chuyển mạnh sang lĩnh vực dịch vụ, làm dấy lên sự quan ngại về khả năng các phần mềm và hệ thống tự kiểm danh và thanh toán sẽ đưa người Nhật rời xa “omotenashi” - sự tận tâm và thân thiện được ngợi ca của Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê, đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực dịch vụ bắt đầu tăng mạnh từ quý IV/2016 và tăng 9,2% trong nửa đầu năm 2018. mức tăng mạnh nhất trong gần 3 năm qua.
Theo một nghiên cứu về du lịch của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, “omotenashi” đã giúp Nhật Bản đứng số một thế giới về sự hài lòng của khách hàng trong năm 2017.

Tuy vậy, xu hướng chuyển sang tự động hóa giúp tăng năng suất lao động và thoát gỡ nút thắt cho tăng trưởng kinh tế song đánh dấu sự thoái lui của nền văn hóa hướng tới dịch vụ, nơi mà khách hàng là "thượng đế".
Theo nhà quản lý bán hàng Naoki Kobayashi của một công ty viễn thông ở Nhật Bản, nước này đang đối mặt tình trạng dân số già hóa và vì vậy, một số nhà bán lẻ cần phải thay đổi mô hình kinh doanh.

Theo Liên hợp quốc (LHQ), dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản dự kiến giảm 35% xuống còn 50,7 triệu người trong năm 2065, từ mức 78,1 triệu người năm 2015.
Công ty Matsuya Foods Holdings Co đang chuyển mô hình kinh doanh của các nhà hàng chuyên về các món ăn liên quan tới thịt bò thành loại hình tự phục vụ, theo đó khách hàng sẽ tự lấy đồ ăn, thức uống và dọn bát đũa sau khi ăn.

Còn công ty Fast Retailing Co đã lắp đặt các thiết bị tự thanh toán tại 195 cửa hàng kinh doanh hàng may mặc bình dân GU. Fast Retailing cho hay khách hàng tỏ ra thích thú đối với các thiết bị trên, song công ty này sẽ không cắt giảm đội ngũ nhân viên.
Trong khi đó, công ty vận tải đường sắt East Japan Railway Co đã cộng tác với công ty tư vấn công nghệ thông tin Signpost Co để khai trương một cửa hàng bán hàng tự động trong tháng 10/2018 tại một nhà ga đường sắt.

Khách hàng sẽ quẹt thẻ sử dụng công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) tại khi vào và ra khỏi cửa hàng, trong khi các máy ghi hình (camera) sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ theo dõi quá trình lựa chọn và mua hàng của họ.

Các cửa hàng bán hàng không có nhân viên phục vụ như thế này có thể sẽ được mở tại nhiều nơi để fungs phó với tình trạng thiếu nhân công.


Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục