Nhật Bản điều chỉnh lộ trình làm sạch nhà máy hạt nhân Fukushima
Ngày 26/12, Nhật Bản đã điều chỉnh lộ trình làm sạch nhà máy hạt nhân Fukishima vốn bị hư hại nghiêm trọng trong thảm họa động-đất sóng thần năm 2011, qua đó tiếp tục trì hoãn việc dỡ bỏ hàng nghìn thanh nhiên liệu đã qua sử dụng hiện vẫn đang nằm trong các bể làm mát từ khi sự cố xảy ra, một bước quan trọng trong toàn bộ tiến trình.
Chính phủ Nhật Bản và Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) vẫn giữ nguyên khung thời gian thực hiện toàn bộ quy trình làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima dự kiến kéo dài từ 30 đến 40 năm kể từ năm 2011.
Hơn 4.700 thanh nhiên liệu vẫn đang còn nằm trong 3 lò phản ứng bị nóng chảy và hai lò phản ứng khác còn sót lại sau thảm họa. Đây là những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi nếu xảy ra một thảm họa khác, các thanh này có thể nóng chảy và giải phóng lượng lớn phóng xạ.
Quy trình này lần gần nhất được dự kiến tiến hành trong khoảng 2023-2024. Tuy nhiên, theo kế hoạch mới, việc dỡ bỏ những thanh nhiên liệu này khỏi các tổ máy số 1 và số 2 được đẩy xuống 10 năm so với mốc 2018 đưa ra ban đầu.
Việc dỡ các thanh niên liệu ở tổ máy số 1 sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2027-2028 sau khi rác thải hạt nhân đã được dọn dẹp và hoàn thiện việc xây dựng các biện pháp bảo vệ phát tán bụi phóng xạ.
Việc dỡ bỏ các thanh nhiên liệu tại tổ máy số 2 sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2024-2026. TEPCO đã bắt đầu quá trình dỡ bỏ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ở các tổ máy số 3 vào tháng 4/2019 và đã hoàn thiện công việc này ở tổ máy số 4, do tổ máy này không được vận hành trong thời điểm xảy ra thảm họa.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến hoàn thành việc dỡ bỏ các thanh nhiên liệu vào năm 2031 để đưa tới những thùng chứa khô.
Chính phủ Nhật Bản cho biết việc trì hoãn này nhằm đảm bảo chuẩn bị tốt các biện pháp an toàn như xây hàng rào xung quanh tổ máy số 1 để ngăn chặn nguy cơ rò rỉ bụi phóng xạ và khử độc ở tổ máy số 2.
Đây là lần thứ 4 quy trình này bị trì hoãn. Bộ Nội vụ Nhật Bản cho biết quy trình này rất khó khăn và khó lường, và giới chức luôn ưu tiên sự an toàn của nhân công và khu vực xung quanh.
Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ bắt đầu dọn dẹp khoảng 770.000 tấn rác thải hạt nhân tử 3 lò phản ứng có phần lõi đã tan chảy trong khoảng tháng 3/2021- 3/2022, bắt đầu từ tổ máy số 2, sử dụng robot hỗ trợ. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể chưa được công bố.
Việc xử lý khoảng 880 tấn nhiên liệu nóng chảy từ 3 lò phản ứng bị tan chảy cũng là thách thức lớn nhất và chưa từng có tiền lệ và đòi hỏi Nhật Bản phải phát triển những loại robot mới và xây dựng đội ngũ chuyên gia để hoàn tất công việc này.
Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ kiềm chế lượng nước nhiễm phóng xạ gia tăng tại nhà máy nhạt nhân này. Nước cho hệ thống làm lạnh những lõi hạt nhân bị nóng chảy cùng nước ngầm, lên tới tổng cộng 170 tấn/ngày.
Chính phủ cam kết giảm xuống 100 tấn/ năm trước năm 2025. Nước này sẽ qua xử lý để loại bỏ những thành phần phóng xạ và được trữ trong các bể chứa lớn tại các nhà máy. Cho tới nay, hơn 1 triệu tấn nước đã được tích trữ trong khi các bể chứa đều sẽ đầy vào mùa Hè năm 2022.
Ước tính chi phí làm sạch nhà máy Fukushima có thể lên tới 8.000 tỷ yên (73 tỷ USD), cộng với chi phí đền bù, làm sạch các khu vực xung quanh có thẻ lên tới 22.000 tỷ yên (200 tỷ USD).
Nhật Bản cũng cần khoảng 10.000 công nhân mỗi năm trong những năm tới để thực hiện những công việc này và 1/3 trong số này sẽ làm việc tiếp xúc với nước nhiễm phóng xạ.
Trong bối cảnh dân số Nhật Bản ngày càng lão hóa, TEPCO từng có ý định thuê công nhân làm việc cho dự án làm sạch Fukushima theo chính sách mới cho phép những người lao động nước ngoài chưa có kinh nghiệm tham gia.
Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đang trong quá trình cân nhắc trong thời gian chính phủ đưa ra hướng dẫn cụ thể về các vấn đề ngôn ngữ và an toàn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 bị nghi rò rỉ nước nhiễm phóng xạ
17:52' - 28/11/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 28/11, đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin có khả năng xảy ra vụ rò rỉ nước nhiễm xạ từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản loay hoay với bài toán thực phẩm từ Fukushima
13:35' - 20/11/2019
Chính phủ Nhật Bản luôn tìm cách thuyết phục người tiêu dùng rằng thực phẩm từ tỉnh Fukushima - nơi đã xảy ra thảm họa nêu trên, là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Nghị sĩ Hàn Quốc kêu gọi hạn chế nhập khẩu thực phẩm chế biến từ khu vực Fukushima
17:36' - 19/08/2019
Hàn Quốc đã cấm nhập khẩu tất cả các loại hải sản từ 8 tỉnh gần khu vực Fukushima của Nhật Bản hồi năm 2013.
-
Kinh tế Thế giới
TEPCO quyết định phá bỏ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 2
13:57' - 31/07/2019
Ước tính, công tác phá bỏ 4 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Số 2 sẽ tiêu tốn khoảng 280 tỷ yên (2,6 tỷ USD) và mất khoảng 40 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.