Nhật Bản hỗ trợ triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam
Đại diện cho phía Việt Nam tại lễ ký kết là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trong khi đại diện cho phía Nhật Bản là Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông (MIC) Masatoshi Ishida.
Theo biên bản này, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong việc xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam. Cụ thể, hai bên sẽ chia sẻ các kinh nghiệm trong việc xây dựng khung pháp lý, thể chế và các thực tiễn tốt nhất khác cho chính phủ điện tử; nâng cao năng lực của các bộ quản lý công nghệ thông tin và sử dụng hệ thống thông tin của chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, hai bên sẽ xem xét thúc đẩy hợp tác thông qua các phương thức như cử chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị và hội thảo đào tạo. Cũng trong chuyến công tác tại Nhật Bản từ ngày 5 đến 7/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã gặp Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản; Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt; Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng thời tham dự các hội thảo chuyên đề về cải cách hành chính, xây dựng chính phủ số. Tại cuộc gặp với Chánh Văn phòng Nội các Suga Yoshihide, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết mục đích chuyến thăm Nhật Bản lần này của đoàn công tác Văn phòng Chính phủ là nhằm hiện thực hóa kết quả hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản vào ngày 1/7/2019. Trong thời gian tại Nhật Bản, đoàn mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Nhật Bản trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy quan hệ Việt-Nhật phát triển hơn nữa, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Chánh Văn phòng Nội các Suga Yoshihide quan tâm thúc đẩy hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Văn phòng Nội các Nhật Bản, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; tăng cường giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải cách, nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính, xây dựng chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Về phần mình, Chánh Văn phòng Nội các Suga Yoshihide bày tỏ mong muốn hợp tác với Văn phòng Chính phủ Việt Nam trên mọi lĩnh vực để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt-Nhật. Bên cạnh đó, ông cho biết Nhật Bản sẽ xem xét tích cực đề nghị của Văn phòng Chính phủ Việt Nam về việc cung cấp viện trợ không hoàn lại liên quan đến gói kỹ thuật trong xây dựng chính phủ điện tử. Tại cuộc gặp với ông Nikai Toshihiro, Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chúc mừng Nhật Bản đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G20, đồng thời chia sẻ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất hài lòng về kết quả chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cảm ơn tình cảm và những đóng góp quý báu của ông Nikai Toshihiro cùng với các thành viên trong Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt cho sự phát triển của Việt Nam và của quan hệ Việt-Nhật. Về phần mình, ông Nikai Toshihiro nhấn mạnh quan hệ Việt-Nhật đang rất tốt đẹp, đồng thời cam kết sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho mối quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, với tư cách Tổng Thư ký LDP, ông bày tỏ mong muốn tăng cường giao lưu giữa LDP và Đảng Cộng sản Việt Nam.Tại cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Toshiko Abe, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã cảm ơn những đóng góp của Nhật Bản trong phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam. Để đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước lên tầm cao mới, toàn diện và thực chất, Bộ trưởng đề nghị Bộ Ngoại giao Nhật Bản phối hợp chặt chẽ chuẩn bị cho các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nước trong thời gian tới; tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế, tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực cải cách hành chính, đào tạo cán bộ chiến lược...
Trong khi đó, Thứ trưởng Toshiko Abe cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật như đào tạo và hội thảo, hợp tác với Chính phủ Việt Nam để phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc với ông Sinichi Kitaoka, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định quan điểm của Chính phủ Việt Nam là luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc các cam kết về dự án ODA giữa hai nước trên cơ sở bảo đảm hiệu quả và phù hợp với lợi ích, luật pháp của hai nước.Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị JICA tiếp tục hỗ trợ Văn phòng Chính phủ cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; hỗ trợ chuyên gia tư vấn giỏi về lĩnh vực này và hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý.
Đáp lại, Chủ tịch JICA Sinichi Kitaoka nhấn mạnh Nhật Bản muốn tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam về mọi mặt. Đặc biệt, năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách tiếp nhận thực tập sinh, lao động từ nước ngoài, trong đó Việt Nam là thị trường lao động nước ngoài đến Nhật Bản rất lớn./.>> Thủ tướng: Chính phủ điện tử phải lấy sự thuận tiện, hài lòng của người dân làm mục tiêu
- Từ khóa :
- nhật bản
- việt nam
- chính phủ điện tử
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng muốn Nhật Bản tiếp nhận nhiều hơn lao động, NCS, sinh viên Việt Nam
14:19' - 29/07/2019
Sáng 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản Junji Suzuki sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.