Phó Thủ tướng muốn Nhật Bản tiếp nhận nhiều hơn lao động, NCS, sinh viên Việt Nam
Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng nhận thấy trong thời gian qua quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực, sự tin cậy chính trị ngày càng được củng cố, vì hòa bình và phồn vinh của khu vực châu Á.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, làm bạn với các nước và Nhật Bản là một trong những người bạn thân thiết nhất, là đối tác cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam với hơn 30 tỷ USD vốn cam kết; đầu tư FDI đứng thứ hai với 4.150 dự án và tổng vốn đăng ký đạt trên 57 tỷ USD; du lịch đứng thứ ba với khoảng 800 nghìn khách Nhật Bản và hơn 200 nghìn khách Việt Nam hàng năm; thương mại đứng thứ tư, đạt 38 tỷ USD năm 2018.
Phó Thủ tướng đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Quốc vụ khanh, cho rằng đây là hoạt động thiết thực để hai bên chia sẻ kinh nghiệm về công tác thanh tra, tư vấn hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính.Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác ký năm 2013 Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.
Nhấn mạnh Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản là bộ có chức năng, nhiệm vụ quan trọng, một bộ rất lớn của Nhật Bản (ở Việt Nam cấu thành năm bộ, cơ quan ngang bộ là Thanh tra Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và liên quan đến lĩnh vực thống kê, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, bộ này đã có mối quan hệ hợp tác với nhiều bộ, ngành của Việt Nam theo tinh thần Đối tác chiến lược sâu rộng.Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử, số hóa trong công tác điều hành, đào tạo nguồn nhân lực… Phó Thủ tướng mong muốn trong tương lai mối quan hệ này tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Khẳng định Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành của Việt Nam với Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Phó Thủ tướng hoan nghênh quan hệ hợp tác giữa các cơ quan đạt kết quả thiết thực; đề nghị Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản tiếp tục giúp Thanh tra Chính phủ Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo cán bộ, tăng cường năng lực chuyên môn về thanh tra, giải quyết khiếu nại hành chính tại Nhật Bản và Việt Nam. Phó Thủ tướng cho biết, hiện tại Việt Nam đang phát triển công nghệ thông tin, cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn, nâng cao trách nhiệm giải trình, trong đó có vấn đề giải quyết khiếu nại tố cáo, khiếu kiện hành chính. Đây là nhiệm vụ quan trọng, là một trong những ưu tiên để đảm bảo xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu quả.Mong muốn quan hệ giữa hai nước phát triển thiết thực hơn, sâu rộng hơn, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị hai bên tiếp tục ký kết nhiều chương trình hợp tác, nghị định thư, bản ghi nhớ, trao đổi đoàn, thiết lập nhiều cơ chế phối hợp, trong đó có cơ chế tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyết định hành chính của công dân hai nước và liên quan đến hai Chính phủ.
Đồng thời, Phó Thủ tướng mong muốn phía Nhật Bản quan tâm tạo điều kiện cho công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, nghiên cứu trên đất nước Nhật Bản; tiếp nhận nhiều hơn nữa người lao động, nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản. Đây là nguồn lực rất lớn tham gia đóng góp cho sự phát triển của đất nước này.
Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản Junji Suzuki cho biết, mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam phát triển tốt đẹp, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việt Nam là đối tác vô cùng quan trọng của Nhật Bản.Là bộ lớn, có vai trò quản lý nhiều lĩnh vực, từ năm 2013 Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản có văn bản ghi nhớ hợp tác với Thanh tra Chính phủ Việt Nam. Trong thời gian qua nhiều cán bộ thanh tra Việt Nam đã được sang tập huấn tại Nhật.
Theo ông Junji Suzuki, Việt Nam hiện có 330.000 người đang cư trú tại Nhật, đây là tài sản quý giá với cả hai quốc gia. Năm 2019 Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về tiếp nhận lao động đặc định trong 14 lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin và hộ lý.Với chính sách này, ông hy vọng tới đây sẽ có nhiều người Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ người Việt Nam sang sinh sống.
Ông Junji Suzuki cũng thông tin về việc hợp tác giữa Cục thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản với Tổng cục Thống kê (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam); chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong quá trình số hóa, xây dựng Chính phủ điện tử./.
>>> Gần 400 bạn trẻ dự Hội thảo về công nghệ lớn nhất của người Việt tại NhậtTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam liên tục tăng
09:35' - 28/07/2019
Nhật Bản là một trong những thị trường khách quốc tế quan trọng nhất của du lịch Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre khởi công xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ Nhật Bản
18:41' - 25/07/2019
Ngày 25/7, tại xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, UBND tỉnh Bến Tre đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác theo công nghệ Nhật Bản có công suất 25 tấn/ngày đêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.