Nhật Bản muốn tận dụng khoảng trống để lại từ Huawei để mở rộng thị phần 5G
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Nhật Bản đang cố gắng tăng thị phần toàn cầu của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn như NEC, FUJITSU thông qua hợp tác với Chính phủ Anh và Mỹ nhằm tận dụng cơ hội Mỹ thực hiện các lệnh trừng phạt đối với tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Đây được xem là bước đệm để khôi phục vị thế của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nhật Bản trong cuộc đua công nghệ di động thế hệ thứ 5 (5G) và đón đầu công nghệ di động thế hệ thứ 6 (6G).
Thông tin được tờ báo này tiết lộ, ngày 11/1, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy trao đổi với Chính phủ Mỹ và Chính phủ Anh nhằm tăng cường hợp tác về mua bán công nghệ và thiết bị công nghệ 5G được cung cấp bởi doanh nghiệp viễn thông Nhật Bản.
Đây sẽ là cơ hội lớn để các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn của Nhật Bản như NEC, FUJITSU khôi phục vị thế trong bối cảnh các doanh nghiệp này chỉ chiếm chưa đến 1% thị phần toàn cầu.
Trong khi đó, 80% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu do ba “gã khổng lồ” công nghệ sở hữu, bao gồm Huawei của Trung Quốc (34,4%), Ericsson của Thụy Điển (24,1%) và Nokia của Phần Lan (19,2%).
Khi thế giới thực sự bước vào kỷ nguyên của 5G, thì nhu cầu đối với các thiết bị 5G đang gia tăng nhanh chóng, nhưng ngoài tập đoàn Huawei, không có nhiều doanh nghiệp trên thế giới có thể cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghệ viễn thông.
Cụ thể, Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Anh đang đàm phán về một kế hoạch hợp tác liên chính phủ nhằm đa dạng hóa các nhà cung cấp thiết bị viễn thông. Lý do việc hợp tác được kích hoạt là bởi Chính phủ Anh nhận thức rõ ràng rằng nếu chỉ phụ thuộc vào 1-2 doanh nghiệp cung cấp thiết bị phục vụ cơ sở hạ tầng xã hội sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn.
Từ tháng 5/2020, Chính phủ Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với tập đoàn Huawei như cấm các doanh nghiệp Mỹ mua các thiết bị liên quan đến trạm phát sóng di động của Huawei. Đến tháng 9/2020, Mỹ đã cấm Huawei nhập khẩu chip phục vụ phát triển mạng 5G và yêu cầu các nước đồng minh thực hiện các biện pháp tương tự.
Sau khi lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei được thực hiện, tháng 11/2020, Chính phủ Anh đã bắt đầu xem xét thử nghiệm hợp tác với NEC trong xây dựng mạng viễn thông 5G như là một giải pháp nhằm bổ sung thêm lựa chọn doanh nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông cho nước này.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Mỹ đã xúc tiến thảo luận về việc đa dạng hóa các nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G kể từ sau cuộc đàm phán cấp làm việc vào nửa cuối năm ngoái. Rõ ràng Mỹ cũng nhận thức vấn đề này tương tự như Anh.
Nhật Bản kỳ vọng các doanh nghiệp như NEC, FUJITSU sẽ là những ửng viên sáng giá thay thế Huawei, vì từ rất sớm nước này đã ủng hộ chủ trương của Chính phủ Mỹ trong việc loại bỏ sản phẩm của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông.
Nhật Bản thúc đẩy tăng cường hợp tác với Mỹ và Anh không chỉ trong lĩnh vực 5G mà còn tham vọng đón đầu lĩnh vực 6G. Đây được xem là bước đệm để Nhật Bản mở rộng thị phần 5G và giành thế chủ động trên trong chiếm lĩnh thị trường 6G sau đó.
Chính phủ nước này đang cố gắng khôi phục vị thế của các doanh nghiệp nước mình tại thị trường viễn thông toàn cầu bằng cách tận dụng cơ hội do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mang lại, nhất là từ các lệnh trừng phạt nhằm vào tập đoàn Huawei.
Về phần các doanh nghiệp công nghệ viễn thông của Nhật Bản, NEC và FUJITSU đang nỗ lực mở rộng đầu tư nhằm gia tăng thị phần viễn thông toàn cầu. NEC đã bắt đầu đầu tư phát triển các trạm phát sóng có khả năng cạnh tranh tầm quốc tế thông qua hình thành liên minh về vốn và kinh doanh với NTT, doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Nhật Bản.
Còn FUJITSU đã xác định phương châm kinh doanh vượt khỏi biên giới Nhật Bản, tăng cường đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. Chủ tịch Tập đoàn FUJITSU Takahiko Tokita trong một phát biểu mới nhất cũng không phủ nhận khả năng hợp tác với NTT và NEC trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nhật Bản: BoJ giữ nguyên đánh giá kinh tế đối với 5 trong 9 khu vực
07:32' - 15/01/2021
BoJ nhận định tình hình kinh tế tại nhiều khu vực vẫn đáng ngại do dịch COVID-19, nhưng có những dấu hiệu khởi sắc đã xuất hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản phục hồi vừa phải sau đại dịch COVID-19
13:39' - 14/01/2021
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda nhận định tình hình kinh tế nước này đang rất xấu và tốc độ phục hồi sẽ ở mức vừa phải trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành.
-
Doanh nghiệp
Các hãng dịch vụ viễn thông Nhật Bản "đua" giảm phí do sức ép từ Chính phủ
22:02' - 13/01/2021
Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Nhật Bản KDDI Corp ngày 13/1 đã công bố gói cước sử dụng dữ liệu 20 gigabyte (Gb) rẻ nhất trong số các nhà cung cấp dịch vụ di động lớn của nước này.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử
14:23' - 08/01/2021
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lây lan trên thế giới, việc phát triển Chính phủ điện tử và Chính phủ số ngày càng quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.