Nhật Bản: Quy định "mang tã bẩn về nhà" tại các nhà trẻ công gây tranh cãi
Kết quả khảo sát của một tổ chức tư nhân thực hiện mới đây cho thấy, quy định này gây không ít phiền toái cho các bậc phụ huynh và khiến họ thắc mắc, khi cho rằng việc hỗ trợ chăm sóc trẻ em trong cộng đồng - việc xử lý tã/bỉm đã qua sử dụng tại các nhà trẻ công - là một nhiệm vụ hành chính công.
Một phụ nữ 43 tuổi sống tại Kyoto cho biết mỗi lần đến đón con gái 2 tuổi tại nhà trẻ, cô lại được yêu cầu mang về một chiếc túi đựng những chiếc tã mà con cô đã dùng.
Cô vẫn tuân thủ quy định này, nhưng rốt cuộc chỉ để vứt chiếc túi vào thùng rác. Cô chia sẻ: "Tại sao tôi phải mang tã bẩn về nhà? Tôi chưa bao giờ nói với nhân viên nhà trẻ rằng điều đó thật phiền hà, vì tôi không muốn tạo ra căng thẳng. Nhưng quy định ấy thật khó hiểu".
Từ tháng 2 vừa qua, Baby Job - một công ty chuyên cung cấp tã cho các trung tâm chăm sóc trẻ có trụ sở tại Osaka - đã tiến hành khảo sát về vấn đề này, thông qua phỏng vấn chính quyền, đại diện các nhà trẻ và người dân tại 1.461 khu vực hành chính ở Nhật Bản.
Kết quả cho thấy có tới 39% khu vực hành chính được hỏi đang áp dụng quy định "phụ huynh mang tã đã dùng của con về nhà", 49% thuộc nhóm không áp dụng quy định này và 11% không hay biết về quy định này.
Về nguyên nhân áp dụng quy định này, có 43% số địa phương được hỏi cho biết "để phụ huynh có thể nắm được tình trạng sức khỏe của con", trong khi 30% không nêu lý do cụ thể; 14% cho rằng nhằm giảm tải cho công tác thu gom và xử lý rác thải; 9% thừa nhận để tháo gỡ tình trạng thiếu kinh phí vận hành nhà trẻ.
Theo chính quyền thành phố Kyoto - là một trong những khu vực hành chính đang áp dụng chính sách trên, việc các nhà trẻ yêu cầu phụ huynh mang tã đã qua sử dụng con về nhà đã được áp dụng từ tháng 4/2011, trong bối cảnh các nhà trẻ công tại đây chuyển từ sử dụng tã vải sang tã giấy dùng 1 lần, nhằm thu hẹp khoảng cách với các cơ sở tư nhân - nơi đồ dùng 1 lần đã trở thành tiêu chuẩn.
Trong khi đó, ông Yukinori Abe, người phụ trách vấn đề trẻ em trong chính quyền một thành phố cũng áp dụng chính sách tương tự ở tỉnh Fukuoka, cho biết: “Chúng tôi muốn các bậc phụ huynh theo dõi tình trạng sức khỏe của con mình, chẳng hạn như số lần các con đi tiêu. Phụ huynh là người mua bút màu và các vật dụng khác cho trẻ sử dụng tại trung tâm. Và tã/bỉm cũng vậy, phụ huynh phải chịu chi phí tiêu hủy"./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Dân số Nhật Bản giảm với tốc độ kỷ lục
19:12' - 09/08/2022
Theo thống kê do Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố ngày 9/8, dân số nước này tính đến ngày 1/1/2022 là 125,93 triệu người - giảm 726.342 người so với 1 năm trước đó (tương đương 0,57%).
-
Đời sống
Cầu thang Piano độc đáo tại nhà ga ở Nhật Bản
20:20' - 02/08/2022
Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản và chính quyền thành phố Fukuoka đã lắp đặt hệ thống cầu thang mô phỏng hình các phím đàn piano ở lối ra phía Bắc của ga Nishitetsu tại thành phố.
-
Đời sống
Trải nghiệm du lịch tàu cao tốc của thú cưng tại Nhật Bản
06:00' - 22/05/2022
Trên một toa tàu đặc biệt ngày 21/5, những vị khách 4 chân này lần đầu tiên có thể thoải mái duỗi chân và ngắm nhìn khung cảnh thế giới bên ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Cân bằng dinh dưỡng ngày Tết: Bí quyết giữ lửa sức khỏe trong mùa xuân
05:30'
Tết Nguyên Đán là thời điểm để gia đình quây quần, thưởng thức những món ăn đặc sản, vui vẻ sum vầy. Tuy nhiên, trong không khí vui tươi đó, nhiều người lại dễ dàng lơ là về vấn đề dinh dưỡng.
-
Đời sống
7 lưu ý quan trọng khi xông đất đầu năm
08:36' - 16/01/2025
Người xông đất được xem là người mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình gia chủ trong suốt cả năm. Vì vậy, khi được chọn để xông đất, cần chú ý một số điều sau đây.
-
Đời sống
Tư vấn chống say rượu ngày Tết: Bí quyết để đón xuân vui vẻ, không lo say rượu
05:30' - 16/01/2025
Ngày Tết là dịp để gia đình, bạn bè sum vầy, quây quần bên nhau và cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người lo ngại trong những ngày này chính là việc bị say rượu.
-
Đời sống
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí
15:45' - 15/01/2025
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã trở thành vấn đề đáng lo ngại trong nhiều năm qua, đặc biệt sau thông tin Thủ đô nhiều lần lọt top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
-
Đời sống
NASA xác nhận năm 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử
10:57' - 15/01/2025
Theo một phân tích do các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn đầu, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất trong năm 2024 ở mức cao nhất trong từ trước đến nay.
-
Đời sống
Tết Ất Tỵ 2025: Tuổi nào xông đất tốt?
09:36' - 15/01/2025
Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng 1 Tết sẽ ảnh hưởng đến vận khí và sự may mắn của gia chủ trong cả năm.
-
Đời sống
Sa Đéc khai mạc Lễ hội hoa xuân năm 2025
08:52' - 15/01/2025
Tối 14/1, tại Quảng trường thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), UBND thành phố Sa Đéc tổ chức khai mạc Lễ hội hoa xuân năm 2025 với chủ đề: Sa Đéc - Nơi bốn mùa khoe sắc.
-
Đời sống
Bật mí bí quyết chống say hiệu quả ngày Tết
05:30' - 15/01/2025
Trong những ngày Tết sum vầy, mọi người thường khó tránh khỏi những lời mời rượu bia. Vì vậy, những “bí quyết” chống say rượu sau đây có thể sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình.
-
Đời sống
Bình Phước xử lý quả bom nặng 227kg còn sót lại sau chiến tranh
21:00' - 14/01/2025
Trước đó, trong lúc cho máy múc đào ao chứa nước tưới vườn cây, ông Nguyễn Lý Tưởng ở thôn 3, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, phát hiện quả bom và đã báo chính quyền địa phương.