Nhật Bản sẽ siết chặt kiểm soát đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ hạn chế đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và hàng hóa y tế trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nước này.
Chính phủ Nhật Bản lo ngại rằng nếu các nhà đầu tư nước ngoài mua lại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và trang thiết bị y tế tiên tiến khác, nước này sẽ khó kiểm soát hoạt động sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài đối với các sản phẩm mà việc đảm bảo nguồn cung ổn định trong thời điểm này là cực kỳ quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Để bảo vệ các nguồn cung dược phẩm và hàng hóa y tế của Nhật Bản, chính phủ nước này sẽ bổ sung lĩnh vực y tế vào danh sách các ngành công nghiệp quan trọng về mặt an ninh theo Luật kiểm soát giao dịch ngoại hối và hoạt động ngoại thương sửa đổi, dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 5 tới.
Được thông qua vào tháng 11 năm ngoái, luật trên quy định các công ty trong các ngành quan trọng về mặt an ninh phải thông báo trước về các thương vụ đầu tư với các đối tác nước ngoài và các thương vụ như vậy phải được sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng nếu đối tác nước ngoài dự định mua từ 1% cổ phần trở lên.
Trước khi luật này được thông qua, các công ty sẽ không phải báo cáo nếu đối tác nước ngoài mua dưới 10% cổ phần.
Đầu tư nước ngoài vào các công ty thuộc 12 lĩnh vực đặc biệt quan trọng, trong đó có năng lượng hạt nhân và an ninh mạng, sẽ phải trải qua quá trình kiểm duyệt rất khắt khe.
Cùng ngày, Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính 2020-2021 xuống còn 0,8% so với mức 2% được đưa ra 3 tuần trước đó.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn đánh giá của Fitch trên trang mạng "Live Mint" ngày 23/4 cho rằng nguy cơ sụp đổ kinh tế đang bị lặp lại trên toàn cầu. Điểm đáng chú ý trong báo cáo mới nhất của cơ quan xếp hạng tín nhiệm này là sự điều chỉnh mạnh hơn nữa đối với dự báo GDP của các thị trường mới nổi. Độ sâu của suy thoái kinh tế toàn cầu dường như nghiêm trọng hơn. Giá hàng hóa giảm, thoái vốn và việc gia tăng hạn chế sự linh hoạt về chính sách đang làm trầm trọng thêm tác động của các biện pháp ngăn chặn COVID-19 trong nước. Fitch cho rằng ngoài việc cả Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ có mức tăng trưởng thấp, sẽ có sự giảm sút GDP không hề nhỏ của các thị trường kinh tế mới nổi trong năm 2020. Đây là điều chưa từng có kể từ ít nhất từ những năm 1980./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản cảnh báo nguy cơ virus lan rộng trong cộng đồng
12:36' - 23/04/2020
Kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên đối với bệnh nhân đến một bệnh viện ở Nhật Bản khám chữa bệnh cho thấy có tới 6% dương tính với virus.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản: Hiện là "thời điểm quan trọng nhất" nếu muốn dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp
20:24' - 22/04/2020
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 22/4 nhận định nếu nước này muốn dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào ngày 6/5 thì hiện là "thời điểm quan trọng nhất".
-
Công nghệ
Nhật Bản phát hiện chất có thể dùng bào chế thuốc chữa COVID-19
18:29' - 22/04/2020
Theo nhóm nghiên cứu, các mô hình máy tính cho thấy Nelfinavir có thể ngăn chặn các enzyme giúp SARS-CoV-2 nhân bản, trong khi Cepharanthine giúp ngăn chặn virus nguy hiểm này xâm nhập vào tế bào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ: Các thỏa thuận mới về thuế quan có thế chốt ngay tuần này
10:50'
Ngày 8/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins cho biết nước này có thể ký kết các thỏa thuận thương mại mới về thuế quan với một số quốc gia ngay trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ
09:53'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 70 quốc gia đề xuất thương lượng với Mỹ về thuế quan
09:19'
Nhà Trắng ngày 8/4 thông báo gần 70 quốc gia đã chủ động liên hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới của ông.
-
Kinh tế Thế giới
ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc
09:19'
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc hôm 9/4 cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng năm 2025 của nền kinh tế Hàn Quốc xuống còn 1,5%.