Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng dưới thời chính quyền mới
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda khẳng định ngân hàng trung ương này sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng ngay cả sau khi chính quyền của ông Fumio Kishida, người vừa được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, được thành lập bởi vì việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là cực kỳ quan trọng.
Phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tổ chức tối 29/9, Thống đốc BoJ nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản có thể quay lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm sau, nhưng nếu cần, BoJ sẽ vẫn nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ. “Bất chấp chính sách tài khóa hay chính sách điều tiết hay bất cứ chính sách nào khác mà chính quyền mới theo đuổi, chúng tôi, tại BoJ, sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% càng sớm, càng tốt”, ông Kuroda nói, đồng thời khẳng định “đây là nhiệm vụ của chúng tôi và nhiệm vụ đó không thể thay đổi”. Bên cạnh đó, theo ông Kuroda, Chính phủ Nhật Bản đang mở rộng đáng kể chi tiêu, trong khi BoJ đang duy trì lãi suất thấp theo cái gọi là kiểm soát đường cong lãi suất. Điều này sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp tích cực. Do hoạt động kinh tế đang hồi phục bất chấp việc dịch COVID-19 vẫn đang lây lan nên lạm phát ở Mỹ và châu Âu đang tăng nhanh. Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra ở Nhật Bản. Trong tháng 8/2021, chỉ số giá tiêu dùng cơ bản của nước này vẫn đi ngang. Mặt khác, ông Kuroda đánh giá xu hướng lạm phát hiện nay là tích cực nhưng Nhật Bản cần có thêm thời gian để đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Ông Kuroda nói: “Trong tương lai, trong những năm tới, chúng ta phải đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, phục hồi kinh tế và tăng trưởng nhanh hơn là thách thức quan trọng nhất mà chúng tôi đang phải đối mặt”. Trước đó, trong chiến dịch tranh cử chức chủ tịch LDP, ông Kishida, người đã từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, khẳng định cần duy trì chính sách tiền tệ táo bạo và mục tiêu lạm phát 2%, và gọi đó là “tiêu chuẩn toàn cầu”. Hiện tại, các thị trường tài chính đang theo dõi sát sao các động thái của nhà lãnh đạo mới để xem liệu chính quyền mới sẽ thay đổi Abenomics, một tập hợp các chính sách kích thích kinh tế do cựu Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng và phụ thuộc nhiều vào nới lỏng tiền tệ, theo hướng nào.Trước đó, trong thỏa thuận với chính quyền của Thủ tướng Abe vào năm 2013, BoJ cam kết nới lỏng tiền tệ để đạt mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát ở nước này lên 2%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Dự kiến nhân sự trong đảng cầm quyền và Nội các của tân chủ tịch LDP
14:40' - 30/09/2021
Tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Fumio Kishida dự kiến sẽ bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Akira Amari làm tổng thư ký đảng cầm quyền thay cho ông Toshihiro Nikai.
-
Kinh tế Thế giới
Chân dung tân chủ tịch đảng cầm quyền ở Nhật Bản
15:31' - 29/09/2021
Ông Kishida, năm nay 64 tuổi, sinh ra ở tỉnh Hiroshima trong một gia đình có truyền thống chính trị, cha và ông nội đều từng là nghị sĩ.
-
Kinh tế Thế giới
BREAKING NEWS: Ông Fumio Kishida đắc cử Chủ tịch đảng cầm quyền ở Nhật Bản
13:40' - 29/09/2021
Chiều 29/9 (giờ Việt Nam), ông Fumio Kishida đã chính thức trở thành Chủ tịch mói của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản, thay thế Thủ tướng Suga Yoshihide.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Hai ứng cử viên Taro Kono và Fumio Kishida bước vào vòng 2 bầu cử
12:55' - 29/09/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 29/9, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản đã tổ chức bỏ phiếu để bầu Chủ tịch mới thay cho Thủ tướng sắp mãn nhiệm Suga Yoshihide.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thông tin cần biết để tránh bị gián đoạn giao dịch ngân hàng từ ngày 1/7
13:31'
Sau ngày 1/7, nếu chưa hoàn tất đối chiếu thông tin, khách hàng tổ chức sẽ không thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán và rút tiền qua các kênh điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Các ngân hàng trung ương châu Á có thể nới lỏng lãi suất
08:30'
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương châu Á vẫn còn dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giảm bớt tác động của thuế quan Mỹ đối với nền kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ đề xuất áp thế 50% với EU
10:47' - 24/05/2025
Đồng USD giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/5 dưới áp lực bán tháo của giới đầu tư, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% lên Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ ngày 1/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu Nhật Bản: Mối lo ngại mới cho trái phiếu Kho bạc Mỹ?
08:12' - 24/05/2025
Các chiến lược gia của Morgan Stanley cho hay trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 30 năm đang phát đi tín hiệu đáng lo ngại tới những công cụ nợ tương ứng của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:27' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì các cuộc họp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về rà soát các Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Mỹ sẽ ngừng sản xuất đồng 1 cent
15:40' - 23/05/2025
Tờ USA Today ngày 22/5 (giờ địa phương) cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang giảm sản xuất đồng penny (đồng xu 1 cent) và cuối cùng sẽ ngừng đưa đồng xu này ra lưu hành.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài sản số Hàn Quốc tăng trưởng bùng nổ
06:00' - 23/05/2025
Các quan chức cho rằng sự gia tăng cả về số lượng người dùng và tổng tài sản nắm giữ là do giá tiền điện tử tăng trên toàn cầu, nhờ các yếu tố như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 111.000 USD/BTC
17:48' - 22/05/2025
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, bitcoin tăng tới 3,3% trong ngày 22/5, chạm mức kỷ lục mới 111.878 USD/BTC.
-
Tài chính & Ngân hàng
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý nợ xấu cho tổ chức tín dụng
15:44' - 22/05/2025
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội hết hiệu lực đã tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.