Nhật Bản: Thâm hụt thương mại giảm mạnh, đồng yen lao dốc
Kết quả này đã giúp đưa thâm hụt thương mại của nước này giảm mạnh khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 379,36 tỷ yen (2,5 tỷ USD).
Cụ thể, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 tăng 7,8% lên 8.025 tỷ yen, chủ yếu nhờ xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô sang Mỹ tăng mạnh. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 0,5%, đạt 8.063 tỷ yen, với đóng góp chính từ nhập khẩu quần áo.
Với các thị trường lớn, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ ở mức 711,67 tỷ yen. Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc ở mức 437,41 tỷ yen. Như vậy, Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong gần 3 năm.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết, Chính phủ Nhật Bản sẽ giám sát chặt chẽ các biến động tỷ giá hối đoái chặt chẽ, sau khi đồng yen chạm mức thấp nhất trong 4 tháng so với đồng USD trong phiên 20/3. Đồng yen giảm xuống mức thấp nhất 151,82/USD tại thị trường New York trong bối cảnh thị trường kỳ vọng rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ không vội vàng tăng lãi suất mặc dù đã loại bỏ chính sách lãi suất âm.
Ông Suzuki cũng nói rằng biến động của thị trường tiền tệ cần được giữ "ổn định". Chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn còn khá lớn với việc BoJ đang duy trì lập trường ôn hòa, trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác bắt đầu tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát từ năm 2022.
Chính phủ Nhật Bản đang cảnh giác trước sự biến động của thị trường thị trường ngoại hối do tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế. Đồng yen yếu làm tăng chi phí nhập khẩu đối với Nhật Bản- vốn khan hiếm tài nguyên nhưng nó cũng làm tăng lợi nhuận ở nước ngoài của các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 11/3 cho biết nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái, nhờ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sau điều chỉnh theo lạm phát trong quý IV/2023 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo báo cáo trước đó, GDP của Nhật Bản giảm 0,4%, khiến nước này đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới đã duy trì trong hơn một thập kỷ. Trong quý cuối năm ngoái, GDP được điều chỉnh theo lạm phát của Nhật Bản tăng 0,1% so với quý trước đó, trong khi được dự báo giảm 0,1%.
Chính phủ Nhật Bản vẫn đánh giá nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ vừa phải. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước chưa đủ mạnh do giá hàng hóa ngày càng tăng cao đã gây sức ép lên các hộ gia đình. Tiêu dùng cá nhân, đóng góp hơn một nửa quy mô nền kinh tế nước này, giảm 0,3%, so với mức giảm 0,2% theo báo cáo trước. Mặt khác, chi phí vốn cũng đã tăng 2%, được điều chỉnh tăng từ mức giảm 0,1%.
Các nhà kinh tế đang theo dõi chặt chẽ đầu tư tiền mặt của các công ty Nhật Bản vào thiết bị nhằm tăng sản lượng, cũng như việc tự động hóa và các công nghệ liên quan để đối phó với tình trạng thiếu lao động.
Trong khi đó, doanh số ô tô mới tại Nhật Bản trong tháng 2/2024 đã giảm 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 344.816 chiếc, đánh dấu tháng giảm thứ hai liên tiếp.
Sự sụt giảm này phản ánh tác động của vụ bê bối gian lận trong việc đăng ký chứng nhận kiểm tra an toàn tại công ty con của Toyota là Daihatsu. Doanh số xe mới của Daihatsu giảm gần 80% và mức giảm tại Toyota là khoảng 30%.
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà phân phối ô tô Nhật Bản và Hiệp hội xe máy và ô tô hạng nhẹ Nhật Bản, doanh số xe toàn ngành, không tính các dòng xe mini có dung tích xi lanh lên đến 660cc, đã giảm 16% xuống 226.769 chiếc, trong khi doanh số các dòng xe mini giảm 24,8% xuống 118.047 chiếc.
Daihatsu đã ngừng giao tất cả các mẫu xe trong nước sau khi hành vi gian lận nói trên được đưa ra ánh sáng. Công ty này ghi nhận doanh số giảm khoảng 60% trong tháng Một. Sau đó, Daihatsu đã nối lại hoạt động giao một số mẫu xe trong tháng Hai sau khi xác nhận tình an toàn của chúng, nhưng vụ bê bối nói trên đã giáng một đòn nặng nề vào doanh số tháng vừa rồi.
Doanh số xe mini của giảm khoảng 80% và doanh số các mẫu lớn hơn giảm khoảng 30% trong tháng Hai. Sự sụt giảm doanh số các mẫu xe không thuộc dòng mini là do việc ngừng cung cấp động cơ từ công ty con Toyota Industries. Trong khi đó, doanh số của Honda và Suzuki lại gia tăng.
Một thông tin tích cực là tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đã giảm xuống 2,4% trong tháng 1 từ mức 2,5% của tháng trước, mức cải thiện đầu tiên trong ba tháng, do có ít người bị sa thải hơn trong bối cảnh thiếu lao động.
Tỷ lệ việc làm sẵn có không thay đổi so với tháng 12 ở mức 1,27, nghĩa là cứ 100 người tìm việc thì có 127 việc làm. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông, tổng số người có việc làm trong tháng 1 đã giảm 30.000 người so với một tháng trước đó xuống mức 67,61 triệu người đã điều chỉnh theo mùa, trong khi những người thất nghiệp giảm 1,2% xuống còn 1,7 triệu người. Trong đó, 750.000 người tự nguyện bỏ việc, giảm 1,3%, và 360.000 người bị sa thải, giảm 7,7% so với tháng trước.
Tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện là do tình trạng giảm số người rời bỏ công việc không tự nguyện do công ty phá sản hoặc tái cơ cấu.
Nhà kinh tế trưởng Yuichi Kodama của Viện nghiên cứu Meiji Yasuda, cho biết: “Thị trường lao động vẫn còn thắt chặt”. Ông nói: “Việc làm trong ngành giải trí và các lĩnh vực dịch vụ trực tiếp khác tiếp tục tăng trưởng ổn định, trong khi lĩnh vực thông tin và truyền thông đang có nhiều việc làm hơn do sự phục hồi của ngành bán dẫn”.
Số phụ nữ thất nghiệp tăng từ 60.000 lên 730.000, do ngày càng nhiều phụ nữ rời bỏ công việc để tìm kiếm điều kiện làm việc tốt hơn trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Con số này ở nam giới giảm 90.000 xuống còn 960.000.
Tỷ lệ việc làm trên số người nộp đơn mới nhất không thay đổi do nhiều ngành công nghiệp bao gồm lĩnh vực y tế và phúc lợi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, trong khi lĩnh vực xây dựng và sản xuất không thể cung cấp cơ hội việc làm do lợi nhuận của các ngành này bị siết chặt do lạm phát gia tăng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 cao kỷ lục
11:13' - 21/03/2024
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 tăng 7,8% lên 8.025 tỷ yen nhờ xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô sang Mỹ tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản lần đầu tăng lãi suất sau 17 năm
13:22' - 19/03/2024
BoJ đã quyết định nâng lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0% -0,1%, tăng một chút so với âm 0,1% -0%, chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ được ngân hàng áp dụng từ năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài
15:29' - 15/03/2024
Ngày 15/3, Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí về dự luật cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài để giữ chân lao động nhập cư lâu hơn, khắc phục tình trạng khan hiếm lao động vì dân số già hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37' - 03/07/2025
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27' - 03/07/2025
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”