Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế kỷ lục 989 tỷ USD
Ngày 7/4, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế khẩn cấp có tổng trị giá lên tới 108.000 tỷ yen (tương đương 989 tỷ USD) nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, gói kích thích kinh tế khẩn cấp này có quy mô gần gấp đôi so với gói kích thích kinh tế có tổng trị giá 56.800 tỷ yen mà chính quyền nước này đã thông qua sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tương đương gần 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abecho biết gói kích thích kinh tế này bao gồm các biện pháp tài chính có tổng trị giá 39.000 tỷ yen, trong đó có 6.000 tỷ yen cho chương trình trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt tới các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ; và 26.000 tỷ yen cho chương trình hoãn nộp tiền thuế và an sinh xã hội cho các doanh nghiệp.
Cùng ngày, Nội các Thái Lan thông qua gói kích thích kinh tế thứ 3 trị giá 1.900 tỷ baht (58 tỷ USD) nhằm giảm nhẹ tác động của dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, phát biểu sau khi chủ trì cuộc họp nội các, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết loạt các biện pháp kích thích kinh tế này bao gồm 3 sắc lệnh khẩn cấp. Sắc lệnh thứ nhất chuyển 80-100 tỷ baht tới ngân sách trung ương để sử dụng làm các quỹ kích thích.
Sắc lệnh thứ hai cho phép Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) sử dụng tới 900 tỷ baht cho các chương trình thúc đẩy nền kinh tế. Sắc lệnh thứ ba cho phép Bộ Tài chính vay tới 1.000 tỷ baht, trong đó 600 tỷ baht sẽ được sử dụng để phân phát tiền cho người lao động và dùng cho y tế công cộng, và 400 tỷ baht sẽ được chi cho các biện pháp khôi phục kinh tế.
Ngoài ra, theo Thủ tướng Prayut, sẽ có thêm 80-100 tỷ baht sau khi tái cơ cấu ngân sách của các cơ quan chính phủ. Ông nhấn mạnh dịch COVID-19 hiện là vấn đề số một của quốc gia.
Trong khi đó, BoT sẽ dành 500 tỷ baht cho vay với lãi suất 2% để hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), với các dòng tín dụng lên tới 500 triệu baht. BoT cũng chỉ thị cho các ngân hàng thương mại và các thể chế tài chính của chính phủ cho phép các SME có số nợ không vượt quá 100 triệu baht được hoãn trả nợ gốc và lãi trong 6 tháng.
Hiện Thái Lan đã ghi nhận thêm 38 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 1 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân ở nước này lên 2.258 và 27 người đã tử vong. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận trong một ngày ở Thái Lan giảm xuống mức 2 con số.
Theo người phát ngôn Trung tâm Quản lý dịch bệnh COVID-19, bác sĩ Taweesin Visanuyothin, số các ca nhiễm mới giảm rõ ràng là nhờ lệnh giới nghiêm từ 22h00 - 4h00 áp dụng từ ngày 3/4.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cách nào để xác định chính xác số lượng các ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng và tốc độ lây lan của virus vì cũng giống như nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người được xét nghiệm trong dân số là không nhiều./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều khác biệt về lệnh tình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản
17:04' - 07/04/2020
Cũng như một số quốc gia khác, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh, thành do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Thủ tướng Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh, thành
16:27' - 07/04/2020
Ngày 7/4, Thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh, thành tại Nhật Bản, gồm thủ đô Tokyo cùng các tỉnh Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka liên quan đến dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga cấm nhập cảnh vợ và con gái của Tổng thống Mỹ Joe Biden
18:58'
Bộ Ngoại giao Nga ngày 28/6 thông báo đưa thêm 25 công dân Mỹ vào danh sách cấm nhập cảnh Nga, trong đó vợ và con gái của Tổng thống Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không Mỹ hủy hơn 700 chuyến do thiếu nhân lực và thời tiết xấu
13:16'
Các hãng hàng không Mỹ đã phải hủy hơn 700 chuyến bay vào ngày 27/6 do thời tiết bất lợi và tình trạng thiếu nhân viên ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong mùa du lịch Hè.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Anh thông qua dự luật sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland
12:03'
Dự luật điều chỉnh Nghị định thư Bắc Ireland mà Chính phủ Anh đề xuất đã được Hạ viện nước này thông qua bất chấp những cảnh báo của Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
08:15'
EU đã thông qua quy chế lưu trữ khí đốt để đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết đảm bảo an ninh năng lượng
08:10'
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.