Nhật Bản thúc đẩy tăng tỷ lệ quản lý nữ trong các doanh nghiệp lớn
Động thái này dự kiến sẽ được thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản niêm yết trên sàn giao dịch Prime của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Theo báo Yomiuri, mục tiêu trên được đề ra trong trong dự thảo do Hội đồng Bình đẳng giới biên soạn. Dự thảo được xem là một chính sách quan trọng nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia lực lượng lao động và cải thiện bình đẳng giới, phản ánh Chính sách cơ bản về Cải cách và Quản lý Tài chính và Kinh tế, dự kiến được chính thông qua vào cuối tháng Sáu.
Theo đánh giá trong dự thảo, các doanh nghiệp tư nhân tại Nhật Bản hiện đang tụt hậu quá xa so với quốc tế trong việc đề bạt nữ giới vào vị trí quản lý, điều hành.
Trong khi đó, giờ đây, các nhà đầu tư tại Nhật Bản và nước ngoài đang ngày càng quan tâm đến tỷ lệ giới đối với vị trí giám đốc điều hành doanh nghiệp.
Dự thảo lưu ý: “Điều cấp bách đối với các doanh nghiệp này là đẩy nhanh việc đề bạt nữ giới vào các vị trí điều hành vì sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản”.
Theo dự thảo, mục tiêu tăng tỷ lệ quản lý điều hành nữ đạt ít nhất là 30% sẽ được áp dụng với các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Prime (hay còn gọi là Sàn giao dịch chủ chốt) của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE).
Theo đó, hội đồng yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Prime của TSE đến năm 2025, bổ nhiệm ít nhất một thành viên hội đồng quản trị nữ. Hội đồng cũng kêu gọi các kế hoạch hành động để đảm bảo rằng đến năm 2030, nữ giới chiếm ít nhất 30% số quản lý điều hành tại mỗi doanh nghiệp.
Để đảm bảo tính hiệu quả của các kế hoạch, hội đồng sẽ phối hợp với TSE để đưa các mục tiêu này vào các quy định của TSE vào cuối năm nay.
Là một trong ba phân khúc của TSE, sàn giao dịch Prime dành cho các doanh nghiệp lớn hoạt động trên phạm vi quốc tế, trong khi sàn giao dịch Standard (Tiêu chuẩn) dành cho các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong nước và sàn giao dịch Growth (Tăng trưởng) dành cho các công ty mới nổi.
Tiêu chí được niêm yết tại sàn Prime là nghiêm ngặt nhất trong số ba phân khúc, yêu cầu các doanh nghiệp phải có cổ phiếu với giá trị vốn hóa thị trường có thể giao dịch đạt mức tối thiểu 10 tỷ yên. Theo TSE, tính đến ngày 2/6, có 1.835 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch Prime.
Đối với sự chênh lệch về lương theo giới tính, vào năm 2022, các doanh nghiệp có từ 301 nhân viên trở lên phải thường xuyên cung cấp thông tin liên quan. Dự thảo bao gồm một kế hoạch nhằm tìm kiếm cách thức mở rộng việc áp dụng yêu cầu này đến nhóm doanh nghiệp có từ 101 nhân viên đến 300 nhân viên.
Để giảm bớt gánh nặng nuôi con cho nữ giới, hội đồng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cho phép nam giới nghỉ chăm sóc con và làm rõ quy định về việc chia sẻ công việc chăm sóc con trong các gia đình mà cả vợ và chồng đều có thu nhập.
Dự thảo cũng quy định thiết lập một hệ thống phúc lợi để đảm bảo tiền lương đến tay người lao động sẽ không bị cắt giảm mặc dù làm việc ít giờ hơn khi có con dưới 2 tuổi, không phân biệt giới tính./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhật Bản gặp trở ngại trong thu hút lao động nước ngoài
09:23' - 10/06/2023
Nhật Bản đang đối mặt với những trở ngại trong nỗ lực trở thành một điểm đến việc làm hấp dẫn vì đồng yen yếu đi và sự cạnh tranh từ các địa điểm châu Á khác.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54'
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15'
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.