Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, hơn một năm kể từ khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), tức ngân hàng trung ương Nhật Bản, phát hành tiền giấy mới, tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%. So với lần đổi tiền trước (năm 2004), với khoảng 60% lượng tiền được thay mới chỉ trong 11 tháng, tức là lần này tốc độ chỉ bằng một nửa.
BOJ bắt đầu phát hành tiền mới từ ngày 3/7/2024. Tiền giấy mới sử dụng công nghệ ba chiều (3D) với mục đích chính là chống làm giả, giúp cho hướng nhìn chân dung thay đổi theo góc nhìn và là công nghệ chống làm giả tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Việc thay thế tiền cũ diễn ra chậm hơn trước vì tổng lượng tiền giấy lưu hành đã tăng so với thời kỳ đó. Theo BOJ, tổng giá trị tiền mặt lưu thông trong các hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức tài chính đã tăng từ khoảng 77.000 tỷ yen (530 tỷ USD) vào tháng 12/2004, lên khoảng 117.000 tỷ yen (808 tỷ USD) vào tháng 5/2025. Số lượng tờ tiền giấy cũng tăng từ khoảng 11,3 tỷ tờ tại thời điểm cuối năm 2004 lên khoảng 17 tỷ tờ cuối năm 2024, tức tăng khoảng 50% cả về giá trị lẫn số lượng.
Theo giải thích của một quan chức BOJ, tỷ lệ tiền mới thấp là do tổng số lượng tiền giấy lưu thông đã tăng lên nhiều và tỷ lệ này vẫn nằm trong dự tính. Trong khi đó, mục tiêu chính của đợt đổi tiền là giảm tiền giả đã đạt được. Theo Niên giám Cảnh sát Nhật Bản, số tiền giả bị phát hiện đã giảm mạnh từ 25.858 tờ vào năm 2004 xuống chỉ còn 681 tờ vào năm 2023.
Sau một năm triển khai, việc chuyển đổi diễn ra theo quy trình: Các ngân hàng và tổ chức tài chính tư nhân thu hồi tiền cũ, nộp cho BOJ và nhận tiền mới. Trước đây, do lo ngại tiền giả, việc thu hồi tiền cũ diễn ra rất nhanh nhưng nay các ngân hàng lớn cho rằng không cần quá gấp gáp trong việc thu hồi tiền cũ.
Một nguyên nhân khác khiến việc thay tiền chậm là nhu cầu dùng tiền mặt đã giảm. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, tỷ lệ thanh toán không tiền mặt (dùng thẻ tín dụng, ứng dụng điện thoại…) đã tăng mạnh trong vòng 10 năm, từ 16,9% năm 2014 lên 42,8% năm 2024. Khi thanh toán không tiền mặt lan rộng, lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường giảm, dẫn tới ít cơ hội để BOJ thu hồi tiền cũ và thay bằng tiền mới.
Theo ước tính của ông Hideo Kumano, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Dai-ichi Life, số tiền mặt mà người dân cất giữ tại nhà lên tới khoảng 49.000 tỷ yen (khoảng 340 tỷ USD). Dù xu hướng này đang giảm do lãi suất tăng, nhưng vẫn có một lượng lớn tiền mặt chưa lưu thông trên thị trường.
Trong khi các máy ATM của ngân hàng lớn đã “toàn bộ hỗ trợ tiền mới”, thì vẫn còn nhiều hạ tầng chưa hoàn toàn chuyển đổi. Theo Hiệp hội Máy bán hàng tự động Nhật Bản, khoảng 80-90% máy bán vé (như vé tàu, vé ăn) đã chấp nhận tiền mới, nhưng với máy bán nước tự động thì tỷ lệ này chỉ ở mức 50-60%. Điều này xuất phát chủ yếu từ chi phí cao nên các công ty cũng đang quan sát mức độ phổ biến của tiền mới để quyết định kế hoạch thay đổi máy có thể tiếp nhận tiền mới.
Ngoài ra, với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển, vai trò của tiền mặt với tư cách là một phương tiện thanh toán cũng giảm đi. Theo ông Takanobu Kiuchi của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Nomura, có khả năng đây sẽ là loại tiền giấy cuối cùng được BOJ phát hành rộng rãi trong vòng 140 năm qua.
Một người kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực tại Tokyo cho biết, ban đầu vì chi phí cao nên họ định không đầu tư vào đổi máy thanh toán mới, nhưng gần đây số khách mang tiền mới tới đã tăng lên. Ông Takemori Kawanami, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Elcom - một công ty chuyên sản xuất và bán máy bán vé tự động, cho biết thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng lên, nhưng lại tốn phí giao dịch nên không ít nhà hàng, quán ăn vẫn đang muốn duy trì thanh toán bằng tiền mặt để giảm bớt một phần chi phí. Điều này tác động đến tốc độ chuyển đổi sang các máy thanh toán chấp nhận tiền mới tại quốc gia này.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36'
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.