Nhật Bản xây dựng quy chế giám sát dự án tiền số Libra của Facebook
Sau khi Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) thống nhất áp dụng những tiêu chuẩn giám sát cao nhất với dự án phát hành đồng tiền số Libra do Facebook đứng đầu, Nhật Bản cũng khẳng định thúc đẩy các chương trình thảo luận về cách thức quản lý và giám sát dự án này.
Một nhóm làm việc mới được thành lập bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản, Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Bộ Tài chính nước này, đang tổ chức nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này. Trong khi đó, các quan chức cấp cao Nhật Bản cũng đề xuất nhóm làm việc nên mời thêm sự tham gia của các cơ quan chức năng khác vì kế hoạch phát hành tiền số của Facebook có thể gây ra những thách thức nghiêm trọng.
Kể từ khi Facebook tuyên bố dự án hồi tháng trước, các quan chức tại Tokyo và các quốc gia khác trong G7 ngày càng tỏ ra lo ngại rằng đồng tiền này sẽ được rất nhiều người dùng Facebook sử dụng cho các hoạt động thanh toán bán lẻ, ảnh hưởng tới hệ thống tài chính truyền thống và đe dọa vai trò của chính phủ trong các hoạt động tài chính quan trọng như phát hành tiền tệ.
Sau khi tham dự cuộc họp kéo dài 2 ngày của các bộ trưởng tài chính G7 ở Chantilly, Pháp, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết các bên đã thảo luận toàn diện về nhiều vấn đề liên quan tới tiền số Libra. Theo Facebook, Libra sẽ có giá trị ổn định hơn khi được qui chiếu với một rổ các đồng tiền chính như USD, euro và yên Nhật.
Libra còn được hơn 10 công ty và tổ chức có tên tuổi trong lĩnh vực thanh toán điện tử như Inc., Mastercard Inc., Uber Technologies Inc. và Spotify Technology S.A, nhưng lại không bao gồm ngân hàng chính thống nào. Ông Aso cũng cho biết với lượng người dùng lên tới 2,7 tỷ người, chiếm 1/3 dân số thế giới, dự án phát hành tiền số của Facebook là chưa từng có tiền lệ và vấn đề xung quanh đồng tiền này sẽ được Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu kỹ càng.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cũng đề cập tới những tác động lớn của dự án này tới kinh tế và tài chính toàn cầu khi Facebook là một nền tảng xã hội rất phổ biến. Thống đốc Kuroda cho rằng cùng với các biện pháp ổn định tài chính, các vấn đề chống độc quyền và quyền riêng tư cũng nên được đưa vào các điều khoản giám sát và ông cũng đề xuất bộ máy giám sát có sự tham gia của những cơ quan liên quan như Ủy ban Bình đẳng Thương mại Nhật Bản.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết quốc gia này cởi mở với những sáng tạo tài chính nhưng cũng không khỏi quan ngại trước tiền số Libra, đặc biệt khi đồng tiền này được tung ra mà không có sự quản lý, tạo cơ hội cho các hoạt động rửa tiền và vi phạm pháp luật. Việc thanh toán bằng tiền điện tử sẽ ảnh hưởng tới chính sách tài chính quốc gia, nguy cơ phổ biến đồng Libra sẽ làm giảm các giao dịch tiền mặt, ảnh hưởng tới khả năng giám sát nguồn cung tiền của ngân hàng trung ương và giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Dự án Libra được công bố giữa lúc hàng loạt vụ rửa tiền liên quan tới tiền điện tử xảy ra tại Nhật Bản. Số liệu thống kê của Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho thấy có tổng cộng 7.096 vụ việc tương tự đã được báo cáo trong năm 2018./.
- Từ khóa :
- libra
- tiền facebook
- tiền điện tử
- nhật bản
- đồng tiền số
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G7 quan ngại về tiền điện tử Libra của Facebook
07:55' - 18/07/2019
Các Bộ trưởng Tài chính Nhóm bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã thống nhất cần phải "hành động nhanh chóng" trước dự án phát hành tiền điện tử Libra của Facebook.
-
Kinh tế Thế giới
Facebook điều trần trước Thượng viện Mỹ về cách quản lý đồng Libra
11:38' - 17/07/2019
"Gã khổng lồ" mạng xã hội Facebook đang lên kế hoạch lấn sân thanh toán điện tử với đồng Libra, qua đó tận dụng khai thác sức mạnh của 2,38 tỉ "cư dân mạng".
-
Ngân hàng
Giới chức Mỹ lo ngại về đồng Libra của Facebook
09:42' - 16/07/2019
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, các cơ quan quản lý của Mỹ đã bày tỏ quan ngại với Facebook về kế hoạch phát hành một đồng tiền điện tử toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.