Nhiều địa phương vẫn gặp khó khi mở rộng cụm công nghiệp
Ngày 30/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo: Đánh giá lại kết quả 1 năm triển khai thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Tại hội thảo, nhiều địa phương cho hay, vẫn còn gặp khó khăn trong việc triển khai thành lập và mở rộng cụm công nghiệp.
Theo báo cáo từ Cục Công Thương địa phương, đến nay, cả nước đã thành lập 807 cụm công nghiệp với tổng diện tích 26.565 ha; Số cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút các dự án đầu tư có 680 cụm. Tuy nhiên, mới chỉ có 117 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chung đi vào hoạt động, chiếm 17% so với các cụm công nghiệp đã hoạt động. Theo ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, Nghị định 68 đã tạo hành lang pháp lý thống nhất, rõ ràng hơn, góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận, việc chấp hành một số nội dung, quy định của Nghị định 68 tại một số địa phương còn chưa nghiêm túc, đầy đủ. Có thể kể đến như việc phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp không đúng thủ tục tại Thanh Hóa, Thái Bình….Các cụm công nghiệp thành lập, mở rộng theo Nghị định 68 vẫn còn thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng tại Đồng Nai, Long An, Gia Lai, Hải Dương, Ninh Bình…. Việc phối hợp giữa các Sở ngành trong việc xây dựng và thực hiện quy định giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp theo hướng một cửa, liên thông còn hạn chế…
Ngoài ra, ông Trung cũng cho rằng, nhiều địa phương vẫn còn gặp khó trong việc triển khai Nghị định 68 như Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nay không còn phù hợp với Luật Quy hoạch; việc lựa chọn chu đầu tư cần được hướng dẫn cụ thể hơn. Đặc biệt, việc thu hút đầu tư của các cụm công nghiệp vẫn chưa đạt như kế hoạch, như: hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, việc lựa chọn bố trí dự án đầu tư vào cụm công nghiệp nhiều địa phương vẫn chưa chú ý đúng mức yếu tố hiệu quả kinh tế - xã hội... Chia sẻ về những khó khăn của địa phương, theo ông Đàm Tiến Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội, do phê duyệt tại các thời điểm khác nhau nên có nhiều cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp.Khi có đơn vị đăng ký làm chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu và triển khai thành lập cụm theo Nghị định 68 thì quy hoạch xây dựng diện tích đất làm cụm công nghiệp chưa phải là đất làm cụm công nghiệp, hoặc chưa được cập nhất…
“Vấn đề đặt ra là: thực hiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trước và sau đó sẽ điều chỉnh các quy hoạch khác liên quan hay ngược lại. Phải đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch liên quan trước làm cơ sở để quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp”, ông Thắng cho hay. Cùng quan điểm này, ông Phan Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho hay, đến nay tỉnh đã có 18/38 cụm công nghiệp có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật.Để mở rộng cụm công nghiệp và tiếp nhận các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp, theo Nghị định 68, các tổ chức cá nhân chỉ cần thỏa thuận với chủ đầu tư về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp, ngành nghề, quy hoạch, giá thuê đất, nhà xưởng.
Tuy nhiên tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT năm 2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định: không được mở rộng cụm công nghiệp, tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trong trường hợp cụm chưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. “Như vậy, các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nào đã có hạ tầng kỹ thuật là đường, điện và hệ thống xử lý nước thải… Điều này là hạn chế huy động vốn của chủ đầu tư và lợi thế về thời gian của doanh nghiệp tham gia xây dựng và kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp, đồng thời giảm chỉ số cạnh tranh của tỉnh”, ông Hùng nói. Ông Hùng kiến nghị, Chính phủ điều chỉnh thời gian, trình tự thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phù hợp với quy chế hoạt động của tỉnh; đồng thời giao cho Sở Công Thương chủ trì tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp… để tạo thuận lợi cho quản lý cụm công nghiệp ngay từ khâu quy hoạch, thành lập, hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp và giảm các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư hạ tầng, sản xuất kinh doanh… Còn theo ông Đàm Tiến Thắng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 68 khá rộng, có liên quan đến nhiều luật, như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… nên cần có các hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan để việc triển khai được thông suốt, tránh khó khăn vướng mắc do chưa có sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật. Ghi nhận những khó khăn của các Sở Công Thương địa phương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho hay, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 68 về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, trình Chính phủ trong Quý IV/2019; Chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp giai đoạn 2020-2025 từ ngân sách trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV/2019. Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ ngành để xây dựng, hoàn thiện thể chế, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động liên quan đến cụm công nghiệp; thường xuyên cung cấp thông tin, trao đổi và phối hợp trong việc quản lý nhà nước về cụm công nghiệp. Về trách nhiệm của mình, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ, đúng quy định đối với phát triển cụm công nghiệp tại các địa phương từ khâu quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng đến hoạt động của các cụm công nghiệp…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV: Ô nhiễm môi trường ở cụm công nghiệp rất nan giải
15:37' - 30/10/2018
Sáng 30/10, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% số công ty Mỹ có thể dời sản xuất khỏi Trung Quốc
09:58' - 30/10/2018
Hơn 70% số công ty Mỹ hoạt động ở miền Nam Trung Quốc đang cân nhắc trì hoãn mở rộng đầu tư và chuyển một phần hoặc toàn bộ sản xuất sang các nước khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để tạo lực hấp dẫn?
11:31' - 26/10/2018
Sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (1987 - 2017), đến nay, khu vực này đã góp phần đưa tỉnh Nam Định phát triển mạnh, trở thành khu vực kinh tế năng động.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49'
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.
-
Chuyển động DN
Ethiopian Airlines ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp và mở đường bay đến Việt Nam
20:31' - 11/07/2025
Ethiopian Airlines đã chính thức bổ nhiệm công ty Deks Air Vietnam làm Tổng đại lý bán vé và dịch vụ (GSSA) của mình.
-
Chuyển động DN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tổng công ty ACV đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại
20:18' - 11/07/2025
Một điểm đột phá quan trọng của ACV được Phó Thủ tướng chỉ rõ là phải đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại, dựa trên các chỉ số tài sản, vốn và hiệu quả kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng
16:12' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh
16:11' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam đã khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh).
-
Chuyển động DN
Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
14:54' - 10/07/2025
Lần đầu tiên Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến trong hành trình vươn tầm và hội nhập trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.
-
Chuyển động DN
Hợp tác ngân hàng - bảo hiểm xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank
07:30' - 10/07/2025
Nắm giữ 52% cổ phần tại ABIC , hợp tác phát triển với ABIC được xác định là một trong ba trụ cột chiến lược trong hành trình xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank.
-
Chuyển động DN
VIMC đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, logistics và phát triển đội tàu
17:44' - 09/07/2025
Ngày 9/7, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025.