Nhiều bất cập về thủ tục hải quan, quản lý kiểm tra chuyên ngành
Ngày 11/6, Hội thảo Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh,
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh CIEM cho biết, một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt của các Nghị quyết 19 là vấn đề thủ tục hải quan, cải cách toàn diện các quy định quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm cải thiện chỉ số Thương mại qua biên giới của Việt Nam.Với quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Cụ thể, năm 2017 chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế), chỉ số môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (từ 82 lên 68/190 nền kinh tế) chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc… đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được cho tới nay. Cùng quan điểm, ông Phạm Thanh Bình, Chuyên gia dự án GIG phân tích, qua việc thực hiện các Nghị quyết 19, nhiều vấn đề được giao cho các Bộ, ngành đã có sự chuyển biến tích cực. Điển hình như mục tiêu giảm thời gian thông quan hàng hóa còn 70 giờ đối với hàng xuất khẩu và 90 giờ với hàng nhập khẩu cơ bản đạt được, trừ thời gian thực hiện thủ tục kiểm dịch động vật.Hệ thống Hải quan điện tử đã cơ bản hoàn thành và vận hành hiệu quả, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao. Thủ tục xét miễn thuế đã được bãi bỏ, thủ tục xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan đã được điện tử hóa.
Tuy nhiên, theo ông Bình, thủ tục Hải quan và quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện. Cụ thể, việc vận hành cơ chế hải quan một cửa quốc gia, kết nối Tổng cục Hải quan với các Bộ ngành chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng; trong đó, số thủ tục thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia còn rất nhỏ so với tổng số các thủ tục mà doanh nghiệp đang phải thực hiện. Đa số các cơ quan, đơn vị đều mới áp dụng điện tử một phần, vừa thực hiện thủ tục điện tử, vừa yêu cầu phải nộp hồ sơ giấy. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại điểm kiểm tra tập trung ở các cửa khẩu cũng không giải quyết được vấn đề rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, do thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn phải thực hiện ở các đơn vị chuyên môn. Những vướng mắc về xác định, tham vấn xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn chưa được giải quyết. Đánh giá việc cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cho rằng, bên cạnh những thay đổi tích cực như áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trên nguyên tắc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp với lĩnh vực an toàn thực phẩm, vẫn còn rất nhiều quy định vô lý cần được điều chỉnh và xóa bỏ. Ông Vũ Quốc Tuấn, Đại diện Tiểu ban thực phẩm Dinh dưỡng của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) nêu vấn đề, theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, thì các sản phẩm chế biến từ sữa thuộc diện phải kiểm dịch động vật.Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm từ sữa cho rằng, quy định này là quá rộng và không cần thiết đối với các sản phẩm sữa đã qua chế biến, gia nhiệt vì không còn khả năng gây ra dịch bệnh. Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị, các cơ quan quản lý chỉ kiểm dịch động vật đối với sản phẩm sữa tươi hoặc sơ chế để rút ngắn thời gian thông quan cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý.
Một bất cập khác được doanh nghiệp đề cập là thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.Theo đó, quy định thời gian cấp giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm xuất khẩu là 2 tuần, tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp phải mất từ 3 - 4 tuần mới xin được giấy chứng nhận này. Thêm vào đó, mỗi giấy chứng nhận y tế chỉ được sử dụng cho từng lô hàng cụ thể, điều này làm mất rất nhiều thời gian và phát sinh hàng tỷ đồng chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp mỗi năm.
Các doanh nghiệp đề xuất, Bộ Y tế có sự điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Cụ thể, đối với các lô hàng hóa của cùng một nhà máy, cùng một chủng loại chỉ phải kiểm nghiệm để cấp chứng nhận một lần. Giấy chứng nhận y tế cũng có thể được cấp cho nhiều lô hàng khác nhau theo yêu cầu của nước nhập khẩu dựa trên một phiếu kiểm nghiệm chung. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí kiểm nghiệm không cần thiết và đẩy nhanh quy trình xuất khẩu hàng hóa. Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cần tạo sự chuyển đổi mãnh mẽ về cách thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn liền với nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá đúng mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức. Theo đó, phải xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan. Đồng thời phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hàng hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống một cửa quốc gia, đảm bảo kết nối thông tin thống nhất giữa các cơ quan quản lý, đơn vị kiểm tra chuyên ngành và các đơn vị liên quan.Thêm vào đó, cần thống nhất cách hiểu và thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành giữa các cấp, các địa phương và từng cá nhân thực thi, đảm bảo công bằng và thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển./.
>> Quy định mới về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào đạt mục tiêu Nghị quyết 19-2018?
14:52' - 24/05/2018
Việc thực hiện Nghị quyết 19 trong 4 năm qua cho thấy sự vào cuộc chưa đồng đều giữa các Bộ, ngành, địa phương; nhiều nơi vẫn còn thiếu quyết liệt, chậm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao cụ thể nhiệm vụ trong Nghị quyết 19 tới từng bộ, ngành, địa phương
19:24' - 07/03/2018
Các bộ, ngành cần phối hợp hơn giữa việc thực hiện Nghị quyết 19 và công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử… với những nội dung cụ thể, giải quyết đến cùng vướng mắc cho doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.