Nhiều bất đồng giữa Mỹ và các đối tác trong G7 về biến đổi khí hậu
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng (G7), diễn ra trong 2 ngày 11-12/6 tại thành phố Bologna, miền Bắc Italy.
Tuy nhiên, cuối buổi làm việc, 6 quốc gia còn lại trong G7 đều nhất trí thúc đẩy các nỗ lực chống biến đổi khí hậu mà không cần có Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, phát biểu ngày 11/6 sau ngày họp đầu tiên, ông Gian Luca Galletti - Bộ trưởng Môi trường Italy, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của G7 năm nay, cho biết những khác biệt giữa Mỹ và các nước còn lại trong G7 về Hiệp định Paris vẫn tồn tại và chiều hướng này khó có thể đảo chiều.
Bộ trưởng Galletti nhấn mạnh Italy và các nền kinh tế hàng đầu khác coi Hiệp định Paris là "không thể đảo ngược và tái thương lượng".
Người đứng đầu Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (LHQ) Erik Solheim cho biết trong ngày làm việc đầu tiên, 6 quốc gia G7 đều thể hiện quyết tâm đối phó với biến đổi khí hậu "bất chấp những gì đang diễn ra ở Nhà Trắng".
Trong khi đó, quan chức LHQ phụ trách thực thi Hiệp định Paris, Patricia Espinosa nhận định quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận khí hậu toàn cầu sẽ không tạo ra sự khác biệt nào trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường Đức Barbara Hendricks cho rằng sẽ có những quan điểm khác biệt trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Môi trường G7.
Lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) Scott Pruitt từ chối bình luận về tình hình của các cuộc thảo luận ở Bologna. Ông Pruitt đã sớm rời Bologna để về nước dự một cuộc họp với Tổng thống Trump chỉ vài giờ sau khi đến Italy tham gia Hội nghị Bologna.
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường G7 diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump vừa quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, khiến những kỳ vọng đối với hội nghị này hiện khá thấp. Các kế hoạch của Tổng thống Donald Trump nhằm tái thương lượng một thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ đã bị các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Italy khước từ.
G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ.
Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về khí hậu, được 195 nước ký kết và có hiệu lực từ tháng 11/2016, với những cam kết mạnh mẽ về cắt giảm lượng khí thải CO2 nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu. Mỹ hiện là nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.
Theo Hiệp định Paris, Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2025 cắt giảm 26-28% lượng khí thải gây so với năm 2005. Việc Mỹ rút khỏi văn kiện này đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ dư luận trong nước và quốc tế.
Theo nhận định của giới chuyên gia, thiếu Mỹ, thỏa thuận này kém hiệu quả hơn cũng như cản trở nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
>>>Đại diện của Mỹ rút sớm khỏi Hội nghị Bộ trường Môi trường G7
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đại diện của Mỹ rút sớm khỏi Hội nghị Bộ trường Môi trường G7
20:04' - 11/06/2017
Người phát ngôn của Hội nghị Bộ trưởng Môi trường G7, Davide Russo cho biết ông Pruitt sẽ rời Bologna để về nước dự một cuộc họp với Tổng thống Mỹ Donald Trump
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường G7
16:53' - 11/06/2017
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc ngày 11/6 tại thành phố Bologna, miền Bắc Italy.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G7
05:30' - 05/06/2017
G7 còn có một chặng đường dài phía trước để có thể đạt được sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo trong những vấn đề nổi cộm, đặc biệt là Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Lãnh đạo các nước ra tuyên bố chung về các vấn đề của thế giới
20:47' - 27/05/2017
Lãnh đạo các nước G7 ra tuyên bố chung về một loạt vấn đề quan trọng trong đó có tình hình bán đảo Triều Tiên, thương mại, biến đổi khí hậu và tình hình Biển Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh giảm so với dự kiến
16:20' - 16/04/2025
Lạm phát tại Anh tháng 3 đã giảm xuống còn 2,6%, phần nào giúp giảm áp lực cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khi chuẩn bị ứng phó với tác động kinh tế từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới
15:20' - 16/04/2025
Chính phủ Trung Quốc ngày 16/4 đã bổ nhiệm ông Lý Thành Cương (Li Chenggang) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại, thay Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen).
-
Kinh tế Thế giới
4 trụ đỡ giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
14:23' - 16/04/2025
Theo các chiến lược gia Wells Fargo, có bốn yếu tố mang lại tia hy vọng cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khởi động “ngoại giao Expo”
11:01' - 16/04/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov nhân dịp tham dự lễ khai trương gian hàng tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump siết chặt chính sách nhập cư
11:01' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 đã ký một bản ghi nhớ về việc ngăn chặn người nhập cư trái phép và những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp theo Đạo luật An sinh xã hội của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc
11:00' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc vốn đang ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm kiếm "lá bài chủ chốt" để đàm phán thuế quan với Mỹ
10:21' - 16/04/2025
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đánh giá tính khả thi của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska của Mỹ.