Nhiều chương trình bình ổn, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm
Trong những tháng cuối năm 2024, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025, ngành công thương các địa phương đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Đồng thời, tăng cường phòng, chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
Đến thời điểm này, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã công bố chương trình bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025. Chương trình năm nay dự kiến thu hút 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023.
Chương trình cũng mở rộng, bổ sung nhiều nhóm mặt hàng như: muối, nước uống vào nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; bổ sung các mặt hàng thiết bị điện tử phục vụ học tập (laptop, máy tính để bàn, máy in phun, in laser...) vào nhóm các mặt hàng phục vụ học tập; bổ sung nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, chất tẩy rửa, khăn giấy, túi rác phân hủy…
Bên cạnh đó, nhân dịp đón năm mới 2025 và Tết Ất Tỵ, từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình khuyến mãi tập trung như “Rộn ràng mua sắm mùa xuân” sẽ được diễn ra. Đặc biệt, lượng hàng bình ổn theo cam kết của chương trình sẽ chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng bình thường và chiếm khoảng 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết Ất Tỵ 2025.
Nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương cũng sẽ triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại; trong đó, trọng tâm là Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia tổ chức vào dịp cuối năm 2024. Các đơn vị trực thuộc, Bộ Công thương có nhiệm vụ tích cực triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Thực tế, từ đầu năm 2024, ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường dịp cao điểm cuối năm và Tết Ất Tỵ 2025, thu hút khoảng 70 doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tham gia như Saigon Co.op, Satra, Central Retail, MM Mega Market, Aeon, Vinamilk, Nutifood, Vissan… Cuối tháng 9/2024 vừa qua, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị Kết nối cung - cầu có sự tham dự của nhiều địa phương, nhất là có đơn vị đến từ vùng bão lũ vừa qua như Bắc Kạn, Điện Biên và các tỉnh, thành: Long An, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Quảng Nam… Dịp này, 8 hệ thống bán lẻ (Saigon Co.op, Satra, Aeon, MM Mega Market, Central Retail, Bách hóa Xanh, Wincomerce và Kingfood Market) đã ký thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa bán tại 8 hệ thống này. Theo Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, việc xây dựng chuỗi cung ứng an toàn, bền vững không chỉ dừng lại ở kết nối giữa người mua và người bán, mà phải là kết nối nâng cao trách nhiệm của nhà cung cấp, nhà bán lẻ, người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý nhà nước… Tại tỉnh Tây Ninh, UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã ban hành kế hoạch bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025. Theo đó, giai đoạn 1 của kế hoạch từ 1/7 - 31/12/2024, tỉnh Tây Ninh thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người trong các ngày lễ cuối năm và Tết Dương lịch, dự trữ hàng hóa phòng, chống thiên tai. Giai đoạn 2 từ 1/1 - 31/3/2025, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân cho dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ đầu năm. Hàng hóa tham gia gồm nhóm lương thực, thực phẩm thiết yếu và nhóm nhiên liệu như xăng, dầu diesel, dầu hỏa, gas. Tổng trị giá hàng hóa dự trữ đáp ứng nhu cầu thị trường trong một tháng là gần 260 tỷ đồng. Nhóm hàng hóa huy động tăng cường trong dịp Tết chiếm khoảng 30 - 35% nhu cầu thị trường như bánh mứt, kẹo phục vụ Tết và rượu, bia, nước giải khát. Đối với việc bán hàng bình ổn thị trường, UBND tỉnh Tây Ninh giao doanh nghiệp tổ chức bán hàng bình ổn tại siêu thị hiện hữu kết hợp bán hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện bán hàng lưu động tại chợ truyền thống, khu - cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; phối hợp bán hàng lưu động với chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Nhằm tăng cường quản lý, điều hành giá và góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp cuối năm 2024, đón Tết Ất Tỵ 2025, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có chức năng liên quan theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng nói chung và các mặt hàng thiết yếu khác cho thị trường dịp Tết Nguyên đán.Qua đó, chủ động có phương án hoặc đề xuất phương án để đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nhất là các mặt hàng nông sản thực phẩm thời điểm cuối năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025.
Đồng thời, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.Tin liên quan
-
Thị trường
Bước tiến quan trọng của thị trường carbon Trung Quốc
10:00' - 04/10/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, thị trường carbon là biện pháp quan trọng để sử dụng cơ chế thị trường kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính và đạt được mục tiêu trung hòa carbon cao nhất.
-
Thị trường
Bạch kim trở thành mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong quý III
08:06' - 04/10/2024
Mặt hàng bạch kim liên thông với Sở NYMEX đã có màn bứt tốc ngoạn mục khi trở thành sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam, chiếm 21,5% khối lượng giao dịch tại MXV.
-
Thị trường
Giá xăng giảm hơn 700 đồng/lít từ chiều nay
16:10' - 03/10/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 18.850 đồng/lít (giảm 770 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 953 đồng/lít.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Phản ứng của các thị trường mới nổi trước kết quả bầu cử Mỹ
19:43' - 06/11/2024
Các loại tiền tệ và chứng khoán của các thị trường mới nổi đã giảm mạnh trong phiên 6/11 khi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đẩy đồng USD tăng mạnh.
-
Thị trường
Phản ứng mới nhất của thị trường hàng hóa sau kết quả sơ bộ bầu cử tổng thống Mỹ 2024
15:59' - 06/11/2024
Giá dầu thô, kim loại và nông sản đồng loạt giảm phiên giao dịch 6/11, giữa bối cảnh đồng USD tăng giá và ứng viên Donald Trump đạt đủ 270 phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Thị trường
LOTTE Mart khuyến mãi lớn nhiều sản phẩm nhập khẩu Hàn Quốc
14:33' - 06/11/2024
Từ 06/11 - 19/11/2024, LOTTE Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Lễ hội sản phẩm nhập khẩu”, mang đến cho khách hàng cơ hội mua sắm nhiều sản phẩm Hàn Quốc chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
-
Thị trường
Hà Nội lên kế hoạch đảm bảo cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm
14:22' - 06/11/2024
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.
-
Thị trường
Nhiều mặt hàng kim loại trên thị trường tăng giá
08:31' - 06/11/2024
Có 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt tăng giá trong ngày bầu cử Tổng thống Mỹ và bối cảnh thị trường kỳ vọng vào gói kích thích tài khóa quy mô lớn của Trung Quốc.
-
Thị trường
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
12:36' - 05/11/2024
Xuất khẩu rau quả đang tăng tốc nước rút về đích. Xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt 7,5 tỷ USD.
-
Thị trường
Nhật Bản tìm cách cải thiện nguồn cung gạo
21:15' - 04/11/2024
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã công bố phân tích về tình trạng thiếu gạo trong mùa Hè rằng mặc dù cung và cầu gạo nói chung trong nước không eo hẹp.
-
Thị trường
Ngành mỹ phẩm Hàn Quốc tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam
20:56' - 04/11/2024
Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, xuất khẩu mỹ phẩm hàng năm của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2023 tăng 122% so với năm 2019.
-
Thị trường
Thị trường việc làm tại Đức ảm đạm nhất kể từ năm 2020
20:16' - 04/11/2024
Do tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài, các công ty ở Đức đang hạn chế tuyển dụng nhân viên mới ở mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua.