Nhiều chuyên gia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Nhiều chuyên gia quốc tế đã chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, tuân thủ luật pháp quốc tế và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm tránh xung đột.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Sydney về những diễn biến mới trên Biển Đông, Giáo sư Carl A. Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng trong vụ việc tại bãi Tư Chính hiện nay, hành động của Trung Quốc là xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những hoạt động khảo sát và có tính thương mại khác của Trung Quốc trong EEZ của Việt Nam ở Biển Đông phải được sự cho phép của Việt Nam vì chỉ Việt Nam mới có quyền đối với mọi nguồn lực trong vùng nước và dưới đáy biển trong khu vực này. Mọi quốc gia ven biển đều nắm rõ điều đó. Theo Giáo sư Thayer, các hoạt động nói trên của Trung Quốc không chỉ diễn ra với Việt Nam mà với cả Philippines và Malaysia ở cùng thời điểm. ASEAN cần phải lên tiếng về điều này và coi đây là những vụ việc nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh nếu các nước ASEAN không đứng lên phản đối, những hành động này sẽ tiếp tục lặp lại nhiều lần trong tương lai. Vì thế, các nước ASEAN phải thể hiện lập trường cứng rắn trong các cuộc đối thoại với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh tiếp tục có ý định thâu tóm toàn bộ Biển Đông.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bangkok, ông James Gomes - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á, đánh giá cao cách hành xử đúng đắn của Việt Nam trong vụ việc căng thẳng với Trung Quốc hiện nay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh Biển Đông phải là khu vực tự do cho tất cả mọi người có thể di chuyển, buôn bán cũng như hợp tác giữa con người với con người trong hoà bình. Với việc Trung Quốc tạo ra những căng thẳng như hiện nay và tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông thì đây là một vấn đề lớn. Cách thức Việt Nam đang làm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền là chiến lược đúng đắn.
Trong khi đó, Tiến sĩ Takashi Hosoda - chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á-Thái Bình Dương, trường Đại học Tổng hợp Charles (CH Séc), cho rằng Trung Quốc đang làm xói mòn lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với hình ảnh của nước này.
Trả lời phóng viên TTXVN tại Praha, Tiến sĩ Hosoda khẳng định khu vực gần Bãi Tư Chính mà Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí là vùng biển hoàn toàn nằm trong EEZ của Việt Nam và Trung Quốc không có cơ sở để đòi hỏi chủ quyền tại Bãi Tư Chính. Theo ông, hành vi của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm EEZ và thềm lục địa của Việt Nam cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 mà nước này là thành viên.
Theo ông Hosoda, các hoạt động quân sự hóa Biển Đông thời gian qua cũng như hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở khu vực gần Bãi Tư Chính trên Biển Đông đã làm xói mòn hình ảnh của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế. Cộng đồng quốc tế đều bày tỏ quan ngại về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm tránh gây xung đột trên Biển Đông.
Tiến sĩ Hosoda cho rằng cộng đồng quốc tế, nhất là ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Pháp, Anh, … cần tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ và hành động cụ thể để kiềm chế các hoạt động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên thực địa. Giải quyết vấn đề Biển Đông là quá trình phức tạp, lâu dài. Điều quan trọng nhất là các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết nội khối, tạo sức mạnh tổng hợp để không bị chia rẽ. Các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cần kiên quyết và kiên trì đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mang tính răn đe và cưỡng ép của Trung Quốc trên thực địa, đồng thời xử lý tranh chấp theo hướng không để ảnh hưởng tới quan hệ song phương với Trung Quốc, vì lợi ích chiến lược phát triển của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Tokyo, Giáo sư Go Ito thuộc trường Đại học Meiji (Nhật Bản) nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang gặp phải sự chỉ trích ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế. Trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông hiện nay, Việt Nam cần củng cố sức mạnh thông qua việc mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị với các nước - những nước có đồng quan điểm với chính sách biển của Việt Nam. Việt Nam cũng cần xây dựng một chính sách biển mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia có tàu thuyền đi qua Biển Đông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia, Mỹ và Nhật Bản quan ngại về các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông
16:04' - 05/08/2019
Ngoại trưởng Australia cùng người đồng cấp Mỹ và Ngoại trưởng Nhật Bản đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước “những thông tin đáng tin cậy” về những hoạt động cản trở các dự án dầu khí trên Biển Đông
-
Ý kiến và Bình luận
Vấn đề Biển Đông thu hút sự quan tâm tại AMM-52
14:35' - 03/08/2019
Biển Đông luôn là nội dung được trao đổi tại các hội nghị ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Ấn Độ kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông
07:57' - 02/08/2019
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ ngày 1/8 khẳng định có lợi ích to lớn ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế ở vùng biển này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
293 dự án tại Hà Nội vướng mắc về giải phóng mặt bằng
20:37' - 21/09/2023
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, đến ngày 15/9, lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 của toàn thành phố Hà Nội mới đạt 43,1% kế hoạch thành phố giao.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM dự kiến thu gần 800 tỷ đồng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè mỗi năm
19:31' - 21/09/2023
Dự kiến mỗi năm, nguồn thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè gần 800 tỷ đồng, được nộp vào ngân sách để duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố. Thời gian bắt đầu thu phí từ 1/1/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm 2 dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn tại Tây Ninh
19:21' - 21/09/2023
UBND tỉnh Tây Ninh đã thống nhất ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp nhận nhà đầu tư thực hiện đối với 2 dự án nông nghiệp công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chậm xây dựng khu tái định cư dự án cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
17:36' - 21/09/2023
Mới chỉ có khu tái định cư Hải Thái, huyện Gio Linh được khởi công xây dựng. Còn lại 8/9 khu tái định cư đang hoàn thiện hồ sơ và thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công, trong khi mùa mưa bão đã bắt đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm đề xuất giải pháp, cơ chế phát triển hệ thống cảng biển
17:27' - 21/09/2023
Cảng container là những mắt xích trọng yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Mặt bằng thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm
16:57' - 21/09/2023
Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa có văn bản đề nghị các chủ đầu tư, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện hai dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa - Vũng Tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và một số cá nhân
16:34' - 21/09/2023
Trong hai ngày 19 và 20/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 32. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Lắp đặt xà mũ đầu tiên cầu vượt thép Mai Dịch - đường Vành đai 3 Hà Nội
16:17' - 21/09/2023
Đêm 20 rạng sáng 21/9, nhà thầu đã lắp đặt thành công xà mũ đầu tiên (cột T6R) cầu vượt thép Mai Dịch thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ lấy ý kiến về dự thảo báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật
16:12' - 21/09/2023
Ngày 21/9, Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội đã được tổ chức.