Nhiều doanh nghiệp chờ Trung Quốc mở cửa

13:02' - 22/11/2022
BNEWS Trung Quốc, nền kinh tế cuối cùng trong số các nền kinh tế lớn vẫn chưa coi COVID-19 là bệnh lưu hành, trong tháng này đã công bố 20 biện pháp mới nhằm nới lỏng chính sách kiểm soát dịch.

Công ty du lịch Lost Plate của do ông Brian Bergey và vợ là bà Ruixi Hu đang có những lo ngại liên quan đến việc Trung Quốc mở cửa trở lại, sau khi bắt đầu tổ chức các tour ẩm thực tại các thành phố của Trung Quốc kể từ năm 2015 và duy trì hoạt động tại nước này trong ba năm qua, dù các hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19 được thực thi.

 
Trung Quốc, nền kinh tế cuối cùng trong số các nền kinh tế lớn vẫn chưa coi COVID-19 là bệnh lưu hành, trong tháng này đã công bố 20 biện pháp mới nhằm nới lỏng chính sách kiểm soát dịch.

Động thái trên đã tạo động lực cho các thị trường chứng khoán, trái phiếu và đưa đồng nhân dân tệ tăng giá, và một loạt các tài sản ở châu Á, đến châu Âu và Mỹ Latinh phục hồi.

Nếu Trung Quốc tái kết nối với thế giới vào năm tới, nền kinh tế nước này sẽ phục hồi sau khi giảm tốc mạnh nhất trong nhiều thập kỷ và nguy cơ suy thoái kinh tế của toàn cầu có thể cũng sẽ giảm bớt.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp phục vụ khách hàng trực tiếp, lo ngại rằng họ có thể không tồn tại được cho đến khi đó.

Bà Camden Hauge là doanh nhân người Mỹ hoạt động tại Thượng Hải, sở hữu một quán cà phê, một quán bar và một số quầy matcha  và một công ty tổ chức sự kiện tại thành phố này. Bà cho rằng, đến tháng 2-3/2023, sẽ có thể thấy những doanh nghiệp nào đã tồn tại được qua mùa Đông.

Bà Hauge nói, 25 triệu dân Thượng Hải, sau hai tháng ở trong nhà vào đầu năm nay, thường không tiếp cận được các mặt hàng thiết yếu, sẽ tiếp tục tránh các khu phố đông đúc trong thời gian dài. 

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay, bỏ lỡ mục tiêu được đặt ra là khoảng 5,5%.

Một loạt các số liệu kinh tế được công bố vào tháng 10 đều thấp hơn dự kiến. Xuất khẩu giảm. Lạm phát tăng chậm hơn. Tín dụng mới giảm. Thị trường bất động sản giảm mạnh hơn. Doanh số bán lẻ giảm lần đầu tiên kể từ đợt phong tỏa hồi tháng 4-5 tại Thượng Hải.

Với các đợt bùng phát dịch nghiêm trọng hơn, kinh tế Trung Quốc được cho là sẽ chưa thể tăng tốc trong tương lai gần.

JPMorgan đầu tháng này ước tính các thành phố với hơn 10 ca mắc mới có 780 triệu dân và chiếm 62,2% GDP, gần gấp ba lần mức cuối tháng Chín.

Tỷ lệ tiêm vaccine và tiêm nhắc lại tại Trung Quốc vẫn tương đối thấp, đặc biệt là trong bộ phận dân số dễ tổn thương như người già, khiến các nhà chức trách lo ngại về việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát trước khi người dân có sự chuẩn bị tốt hơn./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục