Nhiều dư địa xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc chưa được khai thác
Tuy nhiên tỷ trọng hàng hoá Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của hai quốc gia này vẫn còn rất khiêm tốn so với quy mô thị trường.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với thị trường Nhật Bản & Hàn Quốc trong tình hình mới” do Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Tp. Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, ngày 19/4.
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nền kinh tế lớn, và cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc hiện còn khiêm tốn, chiếm lần lượt 2,7% và 3,3%.
Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) , Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Trong khi đó, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã ký kết và thực thi các FTA gồm Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), (RCEP).
Theo ông Phạm Bình An, Việt Nam là nước có thế mạnh về xuất khẩu với nhiều mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, nông sản…Xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc hơn 700 tỷ USD trong năm 2022, đưa nước ta vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam bước vào năm 2023 với kỳ vọng tiếp tục giữ vững đà tăng tưởng từ thành quả đạt được năm 2022.Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới suy giảm tiêu dùng, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn, vốn là các thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc khai thác hiệu quả các thị trường còn nhiều dư địa như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương thông tin: Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc), thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc) của Việt Nam. Riêng Hàn Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam vào năm 2022, là đối tác thương mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc), thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) của Việt Nam. “Từ các số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đi Nhật Bản, Hàn Quốc và quy mô thị trường tiêu dùng của hai nước này có thể thấy tiềm năng và các cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đối với các sản phẩm dệt may, da giày, nông thủy sản còn rất lớn.Mặc dù là sản phẩm xuất khẩu chủ lực song hầu hết tỷ trọng hàng Việt Nam nhập vào Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn rất khiêm tốn. Điển hình như mặt hàng dệt may, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu đi khắp thế giới hơn 40 tỷ USD còn nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Nhật bản là 24 tỷ USD/năm; tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản mới chỉ đạt 2,9 tỷ USD, tương đương 12%.
Những khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt không còn là thuế quan mà ở mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng cao cả về chất lượng và tính bền vững đối với môi trường – xã hội.”, ông Đỗ Quốc Hưng phân tích.
Ông Choi Kyu Chul, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Tp. Hồ Chí Minh (KOCHAM) cho rằng, cần có chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tăng cường thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Cụ thể, trong ngắn hạn cần ưu tiên bảo đảm khả năng cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc đối với hàng Việt Nam, về giá cả, sự đa dạng và cả bao bì, cách tiếp thị.
Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần xây dựng cho mình được nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn xã hội hóa, bao gồm đường xá, bến cảng và hàng không; tập trung mở rộng đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như vật liệu, linh kiện…
Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra nhiều chính sách mới hỗ trợ ngành công nghiệp, doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là hỗ trợ cho các ngành công nghiệp phát triển theo hướng thân thiện với môi trường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc
20:07' - 18/04/2023
Với đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả Việt Nam trong quý I ước đạt gần 1 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022, ngành rau quả phát tín hiệu tốt cho xuất khẩu, sau xuất khẩu lúa gạo trong năm 2023.
-
DN cần biết
Cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Algeria
19:01' - 18/04/2023
Chiều 18/4, Hiệp hội Điều Việt Nam và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đồng loạt gửi thông tin cảnh báo đến các doanh nghiệp hội viên sau khi có công điện cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu sang Algeria.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà xuất khẩu Thái Lan đang đối mặt với một năm đầy khó khăn
16:01' - 18/04/2023
Các nhà xuất khẩu Thái Lan đang phải đối mặt với một năm khó khăn do một loạt vấn đề toàn cầu, bao gồm suy thoái kinh tế, xung đột và lạm phát.
-
DN cần biết
Thị trường Halal Singapore: Đâu là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
12:03' - 14/04/2023
Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Singapore đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi tham gia thị trường sản phẩm Halal của Singapore.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.