Nhiều giải pháp đảm bảo không đứt gãy nguồn cung xăng dầu
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng là vật tư chiến lược nên trong mọi tình huống, dù có khó đến đâu cũng không được phép để đứt gãy nguồn cung.
* Khẳng định vai trò doanh nghiệp nhà nước
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua xuất hiện một số doanh nghiệp đã thoái thác trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo tổng giao xăng dầu mà Bộ đã giao. Đây là thời điểm doanh nghiệp nhà nước thể hiện vai trò của mình, từ doanh nghiệp sản xuất đến doanh nghiệp đầu mối đều phải nỗ lực hết mình. Các doanh nghiệp sản xuất phải tiếp tục, nỗ lực đạt và vượt xa sản lượng đã cam kết càng nhanh càng tốt.
“Các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, phân phối xăng dầu phải khẳng định ngoài việc cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thương nhân phân phối, đại lý của mình thì cần vươn ra các thị trường đang thiếu hụt cục bộ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, và phải vươn lên để bảo đảm nguồn cung trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là cơ sở để sàng lọc lại doanh nghiệp đầu mối, sau đó là sàng lọc thương nhân phân phối và làm rõ trách nhiệm của ai, đơn vị nào”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định. Với tinh thần đó, người đứng đầu Bộ Công Thương đề nghị với vai trò, trách nhiệm chính trị của mình, các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu báo cáo thẳng thắn kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua trong việc nhập khẩu, bảo đảm nguồn cung xăng dầu. Tại cuộc họp, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu thuộc nhà nước quản lý đều khẳng định, thời gian qua việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu rất khó khăn. Theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), năm nay tình hình ngành năng lượng nói chung và lĩnh vực xăng dầu nói riêng trên thế giới hết sức khó khăn, đặc biệt từ tháng 11/2022, OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày và Nga giảm sản lượng xuất khẩu sẽ tạo áp lực lớn lên nguồn cung dầu thô và xăng dầu toàn cầu cũng như Việt Nam. Từ đầu năm 2022 đến nay, Tập đoàn đã đảm bảo nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn luôn hoạt động ổn định với công suất cao hơn công suất thiết kế, ở thời điểm hiện tại đạt 109% công suất. Đối với nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác để vận hành nhà máy ổn định, đảm bảo sản lượng sản xuất và giao hàng cho thương nhân đầu mối đủ hoặc cao hơn hợp đồng đã ký kết.Hiện nay, nhà máy Nghi Sơn đang hoạt động 100% công suất. Cụ thể, năng lực sản xuất của 2 nhà máy đạt 4,1 - 4,3 triệu m3/quý, tương đương 45.000 - 50.000 m3/ngày trên tổng nhu cầu thị trường trong nước khoảng 5,5 triệu m3/quý.
Trong những tháng tới, bên cạnh các giải pháp đang triển khai hiện nay, Petrovietnam sẽ tiếp tục cùng các đối tác có nhiều giải pháp hỗ trợ giao nhận, điều chỉnh quá trình sản xuất - tiêu thụ đồng bộ để có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất. Đại diện Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho biết, đến hết tháng 10/2022, PVOil đã thực hiện tổng nguồn đạt khoảng 3,3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại và ước tính hết năm 2022 sẽ đạt khoảng gần 4 triệu m3/tấn, tăng so với bình quân các năm trước đây khoảng 800.000 m3/tấn nhằm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Bên cạnh đó, PVOil cũng đang nỗ lực thực hiện pha chế xăng bổ sung thêm nguồn cung trong nước.* Chủ động ứng phó
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đảm bảo ở mức cao nhất nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, tình hình cung ứng xăng dầu trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam hiện nay đều “không bình thường”, dù Chính phủ, các bộ, ngành và các doanh nghiệp đầu mối trong nước đã nỗ lực đảm bảo nguồn cung; trong đó, vai trò đóng góp của các doanh nghiệp đầu mối thực sự quan trọng.
Trong 9 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu các doanh nghiệp đầu mối đã thực hiện đạt 86,6% kế hoạch cả năm. Bộ Công Thương đã làm "hết sức mình”, chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp trong chức năng và thẩm quyền của mình và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan.Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, vấn đề năng lượng là vấn đề toàn cầu và khủng hoảng năng lượng đã và đang diễn ra rất gay gắt. Dự báo sẽ còn gay gắt trong những ngày tới vì mùa đông châu Âu đang đến gần và hạn cuối của lệnh trừng phạt Nga lần thứ 8 cũng đến gần. Vì thế, sản lượng cung cấp, cung ứng ra thị trường của các nước OPEC+ cũng như của Nga cũng ít đi, trong khi đó nhu cầu của châu Âu ngày càng tăng cao khiến nguồn cung ngày càng khó khăn.
Cùng với đó, tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao, tỷ giá ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh chủ yếu để nhập khẩu xăng dầu biến động hàng giờ; các chi phí trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc cung ứng, phân phối xăng dầu trên phạm vi toàn cầu cũng như mọi quốc gia đều khó khăn. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong nước cũng gặp khó khăn chung bởi thị trường thế giới; tiếp cận vốn và bảo lãnh tín dụng ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, những chi phí phát sinh, chi phí thực tế phát sinh chưa được kịp thời cập nhật, phản ánh đầy đủ trong công thức tính giá bán lẻ khiến các doanh nghiệp nhập khẩu hay kinh doanh xăng dầu càng làm càng lỗ. Tuy nhiên, năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng là vật tư chiến lược nên trong mọi tình huống, dù có khó đến đâu chúng ta cũng không được phép để đứt gãy nguồn cung, Bộ trưởng cho hay. Để đạt được mục tiêu không đứt gãy nguồn cung xăng dầu trên phạm vi cả nước, đặc biệt để giải quyết những địa bàn đã và đang có hiện tượng đứt gãy cục bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Tập đoàn Dầu khí quốc gia PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh Saigon Petro, Tổng công ty Thương mại XNK Thanh Lễ và Công ty cổ phần Xăng dầu Sài Gòn khẩn trương xem xét để xuất dự trữ thương mại, đáp ứng nhu cầu cho hệ thống của mình và ứng cứu cho những địa bàn đang thiếu hụt cục bộ trong thời điểm hiện nay. Bộ trưởng cũng đề nghị Tập đoàn dầu khí Việt Nam khuyến khích, động viên các doanh nghiệp sản xuất (Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn và Nghi Sơn) tiếp tục tăng sản lượng sản xuất và tăng sản lượng cung ứng ra thị trường thông qua hệ thống phân phối của mình. Đến thời điểm này, trong số 31 doanh nghiệp đầu mối thì chỉ có 22 doanh nghiệp đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch phân giao kể cả kế hoạch đầu năm và bổ sung. Còn các doanh nghiệp đầu mối tư nhân chưa hoặc không thực hiện kế hoạch phân giao.Theo đó, các cơ quan chức năng của Bộ cũng như các bộ, ngành và các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương cần phải xem xét, xử lý các doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật.
Cùng đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị tất cả các doanh nghiệp đầu mối cả nhà nước và tư nhân có điều kiện (đã và đang được phân giao, có uy tín để làm ăn được với các đối tác trong nước và nước ngoài) phải khẩn trương hoàn tất các thủ tục nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch phân giao, càng vượt định mức bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu; sẵn sàng bù đắp các sản lượng thiếu do các doanh nghiệp khác đã không và chưa thực hiện được kế hoạch phân giao của mình. Hành động này sẽ được Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành ghi nhận, phản ánh và đề xuất các cấp có thẩm quyền để có sự can thiệp khi xem xét tới quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng khẳng định quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp nhà nước sẽ được bảo vệ, nhưng nghĩa vụ của các doanh nghiệp này cũng phải thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng, nhà nước giao, dù khó khăn đến đâu cũng phải thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng giao Vụ Thị trường trong nước, Thanh tra Bộ, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương tiếp tục kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp từ đầu mối tới thương nhân phân phối, đại lý, doanh nghiệp bán lẻ nếu như không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật. Hiện Bộ Công Thương đang được Chính phủ giao nhiệm vụ rà soát để sửa đổi, điều chỉnh các quy định hiện hành của Nghị định 83, Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu. Bộ Công Thương sẽ sửa theo hướng những điều kiện của thương nhân phân phối cho đến cửa hàng bán lẻ phù hợp thực tế hơn trên cơ sở tăng trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là doanh nghiệp nhà nước./.- Từ khóa :
- xăng dầu
- giá xăng dầu
- kinh doanh xăng dầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu
21:21' - 02/11/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1039/CĐ-TTg ngày 2/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ Tài chính: Các thương nhân đầu mối chưa báo cáo chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam
16:41' - 02/11/2022
Bộ Tài chính cho biết, cho đến thời điểm hiện tại Bộ vẫn chưa nhận được báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam.
-
DN cần biết
Đắk Nông thu hồi giấy phép của 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu
18:47' - 01/11/2022
Ngày 1/11, thông tin từ Sở Công Thương Đắk Nông cho biết, Sở này vừa ban hành các quyết định thu hồi Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đối với 4 cửa hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.