Nhiều nước châu Âu tăng mạnh số ca mắc mới COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 8h sáng 8/12 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 67.903.753 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 1.549.617 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 46.990.235 người.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 290.377 ca tử vong trong tổng số 15.351.692 ca nhiễm. Trong 24h qua, Mỹ có thêm 181.438 ca nhiễm và 1.439 ca tử vong.
Đứng thứ hai về số ca nhiễm là Ấn Độ với hơn 9,7 triệu ca, trong khi số ca tử vong đứng thứ ba với 140.994 ca. Với hơn 6,6 triệu ca nhiễm, Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc, song đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 177.388 ca.
Châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (18.599.671 ca). Với hơn 17,7 triệu ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với hơn 17,6 triệu ca và Nam Mỹ với hơn 11,5 triệu ca. Châu Phi (hơn 2,2 triệu ca) và châu Đại Dương (gần 46.000 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu khi nhiều nước ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh. Anh ghi nhận 14.718 ca mắc mới và 189 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt 1.737.960 ca và 61.434 ca.
Trong khi đó, Đức có thêm 15.161 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 1.200.006 ca, trong khi số ca tử vong tăng 380 ca lên 19.539 ca. Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo số ca nhiễm COVID-19 tại nước này vẫn đạt ở mức cao, nên với những biện pháp hạn chế hiện tại, Đức sẽ không vượt qua được mùa Đông.
Với 13.720 ca mắc mới và 528 ca tử vong mới, số ca mắc và tử vong tại Italy đã lần lượt lên tới 1.742.557 ca và 60.606 ca. Theo thông tin mới nhất, Bộ trưởng Nội vụ Italy Luciana Lamorgese đã nhận được thông tin mắc COVID-19 khi đang tham dự một cuộc họp nội các diễn ra vào ngày 7/12.
Hiện bà Lamorgese đang được cách ly tại nhà riêng. Ngoại trưởng Luigi Di Maio và Bộ trưởng Tư pháp Alfonso Bonafede cũng quyết định tự cách ly do họ đã từng ngồi cạnh bà Lamorgese trong cuộc họp nội các. Thủ tướng Giuseppe Conte và các bộ trưởng khác mặc dù không có các tiếp xúc gần với bà Lamorgese nhưng cũng sẽ được tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, Nga cũng ghi nhận thêm 28.142 ca mắc và 456 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và trường hợp không qua khỏi lên lần lượt là 2.488.912 ca và 43.597 ca. Thành phố St. Petersburg đứng thứ hai trong số các khu vực của Nga về cả số người mắc COVID-19 lẫn số ca tử vong.
Kể từ đầu đại dịch thành phố đã ghi nhận hơn 151.000 người nhiễm bệnh, hơn 5.800 ca tử vong. Thống đốc thành phố St.Petersburg, ông Alexander Beglov, cho biết thủ đô phương Bắc của nước Nga hầu như đã "đóng cửa hoàn toàn" do dịch bệnh.
Tại Trung Đông, số ca mắc COVID-19 tại Iran, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, đã tăng lên 1.051.374 ca, với 10.827 ca mắc mới được. Hiện số ca tử vong tại Iran là 50.594 ca, tăng 284 ca trong 24 giờ qua. Trong khi đó, Iraq ghi nhận thêm 1.815 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 566.015, trong đó có 12.460 ca tử vong.
Tại Israel, 1.692 ca mắc mới được ghi nhận, nâng tổng số ca mắc lên 346.490 ca. Số ca tử vong tăng thêm 9 ca lên 2.924 ca. Trước sự gia tăng số ca mắc gần đây, Chính phủ Israel đã thông qua lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài 2 tuần tới ngày 2/1/2021.
Tại châu Á, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo có thêm 594 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 38.755 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 3 ca lên 552 ca.
Tại Indonesia, chính quyền thành phố Jakarta đã kéo dài giai đoạn chuyển tiếp của các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) thêm 2 tuần bắt đầu từ ngày 7-21/12 trong bối cảnh các trường hợp mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng tại khu vực thủ đô. Số ca nhiễm mới tại Jakarta đã tăng 13,4% trong tháng vừa qua, đạt 145.427 ca tính đến ngày 7/12. Xét trên toàn quốc, Indonesia hiện có 581.550 ca mắc và 17.867 ca tử vong.
Liên quan đến công tác xúc tiến cung ứng vaccine phòng COVID-19, Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi ngày 7/12 cho biết quốc gia này đã nộp đơn lên COVAX - hệ thống phân phối vaccine COVID-19 quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng dẫn dắt - để mua vaccine qua kênh đa phương.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia cho hay còn một số bước cần thực hiện trước cuối năm 2020, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng vaccine cung cấp thông qua sáng kiến đa phương này có thể được chuyển giao cho Jakarta theo từng giai đoạn trong năm 2021.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 7/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết 249.000 liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer phối hợp cùng công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech đồng phát triển, sẽ được chuyển tới Canada trong tháng 12 này và hàng triệu liều vaccine sẽ tiếp tục được chuyển tới Canada trong năm 2021. Hiện tiến trình xem xét phê duyệt vaccine của Pfizer- BioNTech đang được các cơ quan chức năng của Canada khẩn trương tiến hành.
Tại Mỹ, truyền thông nước này đưa tin Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp trong ngày 8/12 (theo giờ địa phương) nhằm đảm bảo tất cả người dân Mỹ được tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trước khi chính phủ Mỹ bắt đầu hỗ trợ các quốc gia khác trên thế giới.
Theo kế hoạch, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có cuộc họp vào ngày 10/12 nhằm xem xét đơn xin cấp phép khẩn cấp vaccine của công ty Pfizer và BioNTech. FDA cũng có kế hoạch họp vào ngày 17/12 để thảo luận về vaccine của công ty Moderna./.
>>>Tổng thống Mỹ chuẩn bị ký sắc lệnh về vaccine phòng COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Muôn cách vượt "bão" COVID-19 của các ông chủ nhỏ tại Đức
06:09' - 08/12/2020
Từ chưng cất cồn cho các hiệu thuốc đến giao những chai cocktail, doanh nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Đức đã không ngừng sáng tạo để vượt qua cơn khủng hoảng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Có rất ít cơ sở du lịch hàng ngày khai báo đánh giá an toàn về COVID-19
20:33' - 07/12/2020
Hệ thống an toàn dịch COVID-19 mới ghi nhận có 52/63 địa phương và 1.133 cơ sở lưu trú du lịch đăng ký, kết nối; trong đó, có rất ít cơ sở thực hiện khai báo hàng ngày theo yêu cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Australia chưa xem xét hộ chiếu tiêm chủng cho sinh viên quốc tế
15:03'
Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định còn quá sớm để xem xét hộ chiếu tiêm chủng cho sinh viên nước ngoài trong năm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến cáo người nuôi bò tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng
13:06'
Mặc dù, các ổ dịch đã được xử lý kịp thời nhưng để dịch không bùng phát trở lại ngành chăn nuôi và thú y Bến Tre khuyến cáo các hộ chăn nuôi phải tiêm ngừa vắc-xin cho đàn bò, trâu.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản xét nghiệm PCR ngẫu nhiên để xác định mức độ lây lan COVID-19
12:40'
Các cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ xét nghiệm PCR ngẫu nhiên trên quy mô lớn, sớm nhất vào tháng 3/2021 để xác định mức độ lây lan của dịch COVID-19 tại các khu vực thành thị.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh giúp các nước xác định các biến thể mới của virus SARS-CoV-2
12:37'
Theo Bộ Y tế Anh, nước này sẽ chia sẻ năng lực giải mã gen nhằm giúp các quốc gia thiếu nguồn lực nhận diện nhanh hơn những biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Trao giải cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về tiết kiệm điện”
12:34'
Chi phí để thực hiện các giải pháp tiết kiệm 1 kW công suất điện sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí để sản xuất và truyền tải 1kW công suất điện tới người tiêu dùng cuối cùng
-
Kinh tế & Xã hội
Bang Florida đề xuất đăng cai Thế vận hội Olympic nếu Nhật Bản xin rút
11:10'
Quan chức phụ trách tài chính hàng đầu của bang Florida (Mỹ) đã đề xuất bang này đăng cai Thế vận hội Olympic trong trường hợp Nhật Bản xin rút.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 1,3 triệu lao động nước ngoài đã rời khỏi Anh do dịch COVID-19
10:40'
Theo dữ liệu phân tích của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), khoảng 1,3 triệu lao động nước ngoài đã rời khỏi Anh do dịch COVID-19 bùng phát, trong đó 700.000 người ở London.
-
Kinh tế & Xã hội
Tai nạn xe buýt thảm khốc tại Brazil
08:24'
Nhà chức trách Brazil ngày 25/1 cho biết ít nhất 19 người thiệt mạng và 33 người khác bị thương trong một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại bang Paraná phía Nam nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Cuộc đấu tranh bền bỉ vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
08:16'
Theo ông Jean-Marc Defrémont, thị trưởng thành phố Savigny-sur-Orge, các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất ra các chất diệt cỏ, phá hủy môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam.