Nhiều thách thức chờ đợi nền kinh tế Thái Lan trong năm 2025
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 2,9% trong năm 2025, chỉ cải thiện đôi chút so với mức 2,7% của năm 2024. Điều đáng báo động là mức tiêu dùng cá nhân dự kiến sẽ chậm lại từ 4,5% xuống còn 2,4%.
Ngược lại, đầu tư tư nhân cho thấy một quỹ đạo tích cực, phục hồi từ mức giảm 2,2% vào năm ngoái lên mức tăng trưởng dự kiến là 2,2% trong năm nay. Đầu tư công dự kiến sẽ tăng vọt từ 2,9% lên 5,1%, trong khi xuất khẩu dự kiến tăng trưởng 2,7%, giảm mạnh so với mức 4,9% của năm ngoái.
* Mối đe dọa kinh tếCác quan chức cấp cao tại BOT đã cảnh báo về sự gia tăng bất ổn địa chính trị và các chính sách kinh tế khó lường từ các nền kinh tế lớn trên toàn cầu. Phó Thống đốc BOT ông Sakkapop Panyanukul cho biết: “Sự bất ổn về kinh tế gia tăng trong năm nay do căng thẳng địa chính trị liên tục và sự thay đổi trong chính sách của các nền kinh tế lớn”.Những bất ổn này gây rủi ro cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Thái Lan, đặc biệt là khả năng Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Donald Trump sẽ áp dụng mức thuế quan cao hơn khoảng 10-20% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan. Ông Trump cũng đe dọa sẽ áp thuế 60% đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
* Phục hồi kinh tế hình chữ KTheo các quan chức BOT, sự phục hồi kinh tế ở Thái Lan hiện nay không đồng đều, theo quỹ đạo hình chữ K. Trong khi các dịch vụ liên quan đến du lịch đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thì các lĩnh vực như bất động sản, ô tô và sản xuất khác lại đang phải vật lộn với những thách thức lớn.Lượng khách du lịch dự kiến sẽ tăng lên 39,5 triệu trong năm nay, so với mức 36 triệu của năm ngoái, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dịch vụ khách sạn và các ngành liên quan. Tuy nhiên, các ngành như ô tô, thép, điện tử, thiết bị điện, máy móc và phụ tùng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.* Nợ hộ gia đình và nhóm dễ bị tổn thươngNợ hộ gia đình ở Thái Lan đã giảm nhẹ xuống mức tương đương 89% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2024, nhưng vẫn ở mức cao và tạo ra trở ngại lớn đối với tiêu dùng tư nhân. Mức nợ cao có thể hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng và tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.Hơn nữa, việc phục hồi thu nhập cho các nhóm dễ bị tổn thương vẫn trì trệ, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng và cản trở tiến bộ kinh tế chung. Những nhóm dễ bị tổn thương này, thường là những người làm những công việc thu nhập thấp, không được hưởng lợi một cách bình đẳng từ quá trình phục hồi kinh tế nói chung, do đó duy trì mô hình phục hồi hình chữ K. Nhiều người trong số họ phải vay tiền để trang trải cuộc sống, dẫn đến tình trạng nợ nần dai dẳng.Đề cập đến những nỗ lực mới nhất của chính phủ và BOT nhằm giải quyết vấn đề nợ hộ gia đình cao, Phó Thống đốc BOT, ông Piti Disyatat, cho biết: “Trong khi một nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế phát hiện ra rằng tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP ở trên ngưỡng 80% có thể cản trở tăng trưởng kinh tế theo thời gian, chúng tôi không nhắm mục tiêu vào cấp độ hộ gia đình mà hướng tới một quá trình giảm đòn bẩy nợ có trật tự”. Các sáng kiến bao gồm miễn lãi suất và hoãn một phần nợ gốc trong 3 năm.* Tác động của chi tiêu chính phủ và chính sách lãi suấtChi tiêu chính phủ dự kiến sẽ là động lực quan trọng của kinh tế Thái Lan với đầu tư công tăng từ 2,9% lên 5,1% trong năm nay. Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, sẽ thúc đẩy đáng kể hoạt động kinh tế. Hiệu quả của việc chi tiêu này phần lớn phụ thuộc vào việc sử dụng tiền hiệu quả và kịp thời như thế nào.Về chính sách tiền tệ, BOT đã chỉ ra rằng lãi suất hiện tại là 2,25% là phù hợp và trung lập với các điều kiện kinh tế, bao gồm tăng trưởng, lạm phát và ổn định tài chính. BOT vẫn giữ nguyên quan điểm chính sách tiền tệ sẽ không thay đổi trừ khi có sự thay đổi đáng kể về điều kiện kinh tế. Sự ổn định về lãi suất này nhằm mục đích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo lạm phát được kiểm soát với hệ thống tài chính ổn định.Ông Sakkapob cho biết: “Nếu tỷ lệ lạm phát thay đổi đáng kể, chúng tôi sẵn sàng thay đổi lập trường chính sách của mình”. Trong khi đó, ông Surach Tanboon, Giám đốc cấp cao của Bộ phận chính sách tiền tệ của BOT, cho biết: “Chính sách tiền tệ của chúng tôi rất mạnh mẽ và chúng tôi có thể hành động theo cả hai hướng. Nếu có cú sốc kinh tế trong nửa cuối năm, chúng tôi có thể cắt giảm thêm lãi suất chính sách”. Phó Thống đốc BOT Piti cho biết thêm: “Cách tiếp cận chính sách tiền tệ của chúng tôi phụ thuộc vào cả dữ liệu và triển vọng”.BOT cũng lưu ý rằng tăng trưởng GDP của Thái Lan hiện đang gần đạt đến mức tăng trưởng tiềm năng.* Tiêu dùng và đầu tư tư nhânBất chấp triển vọng chung tích cực, tiêu dùng tư nhân, vốn là thành phần quan trọng của tăng trưởng kinh tế, được dự đoán sẽ chậm lại. Năm 2024, mức tiêu thụ tăng 4,5%, nhưng mức tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại còn 2,4% trong năm 2025. Bất chấp sự suy giảm này, đây vẫn sẽ là một trong những động lực chính của nền kinh tế Thái Lan trong năm 2025.Đầu tư tư nhân, sau khi trải qua đợt suy giảm 2,2% vào năm ngoái, được dự báo sẽ tăng 2,2% trong năm nay, phản ánh sự tự tin kinh doanh và hoạt động đầu tư được đổi mới.* Xuất khẩu và áp lực cạnh tranhXuất khẩu, ngành xương sống truyền thống của nền kinh tế Thái Lan, dự kiến sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng 4,9% của năm ngoái. Sự chậm lại này một phần là do tình hình kinh tế toàn cầu bất ổn và sự cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia xuất khẩu khác.Ngành sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô trong nước phải đối mặt với áp lực đáng kể từ dòng xe điện giá rẻ của Trung Quốc, vốn tiếp tục chiếm lĩnh thị phần nhờ lợi thế về chi phí. Theo bà Pranee, xuất khẩu dự kiến sẽ tăng tốc trong nửa đầu năm, nhưng có thể chậm lại trong nửa cuối năm nếu Chính phủ Mỹ áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan.* Ngành du lịch và dịch vụDu lịch vẫn là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Thái Lan. Lượng khách du lịch dự kiến sẽ tăng lên 39,5 triệu, bắt kịp với số lượng trước đại dịch COVID-19, tăng so với mức 36 triệu của năm ngoái. Sự gia tăng này dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng các dịch vụ liên quan đến du lịch, bao gồm các ngành dịch vụ lưu trú, vận tải và bán lẻ.Sự phục hồi liên tục của ngành du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nói chung vì nó hỗ trợ nhiều việc làm và tạo ra doanh thu đáng kể. Tuy nhiên, tính bền vững của sự tăng trưởng này phụ thuộc vào xu hướng du lịch toàn cầu và việc quản lý các cuộc khủng hoảng sức khỏe tiềm ẩn.Khái quát lại, nền kinh tế Thái Lan vào năm 2025 phải đối mặt với sự kết hợp phức tạp giữa tiềm năng tăng trưởng và những thách thức đáng kể. Trong khi tốc độ tăng trưởng GDP có sự cải thiện khiêm tốn, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với một loạt mối đe dọa. Trong bối cảnh đó, vai trò của chính phủ là rất quan trọng, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng quốc gia.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thu hút đầu tư kỷ lục trong năm 2024
13:00' - 14/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã thu hút lượng đầu tư kỷ lục trong năm 2024, với các đơn đăng ký vượt quá 1.130 tỷ baht, mức cao nhất trong thập kỷ qua.
-
Tài chính
Thái Lan nghiên cứu thực hiện hệ thống thuế thu nhập âm
08:39' - 13/01/2025
Thứ trưởng Tài chính Thái Lan Julapun Amornvivat ngày 12/1 cho biết, Bộ Tài chính nước này đã thành lập một Ủy ban Cải cách Thuế để nghiên cứu việc thực hiện hệ thống Thuế thu nhập âm (NIT).
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan hướng đến nâng cấp Phuket thành điểm du lịch cao cấp
07:54' - 12/01/2025
Các biện pháp đang được triển khai bao gồm việc xây dựng tuyến đường mới từ Bang Muang Mai đến sân bay, một làn đường giao thông bổ sung trên Đường cao tốc số 4027...
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan sẵn sàng ứng phó biến động trên thị trường tài chính toàn cầu
09:52' - 07/01/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) cam kết duy trì khuôn khổ chính sách tiền tệ mạnh mẽ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30'
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30'
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30' - 10/04/2025
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30' - 10/04/2025
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.