Nhiều vướng mắc trong giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài
Phát biểu tại Hội nghị về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng đầu năm 2024 với các Bộ, ngành diễn ra sáng này 21/5, ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ (Bộ Tài chính) cho biết, theo báo cáo của các Bộ, ngành trung ương và theo số liệu từ hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), tính đến hết ngày 15/5 tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao.
Trong số đó 2 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân trên 10% là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024. Dự kiến đến hết tháng 6/2024 tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành có thể đạt khoảng 15-17%, ở mức trung bình so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021-2023.
Theo đại diện Bộ Tài chính, việc hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo đạt đươc các mục tiêu giải ngân của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng của giai đoạn trung hạn 2021-2025.Thời gian qua, các bộ ngành, địa phương cũng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt giải ngân như đôn đốc các chủ đầu tư đăng ký kế hoạch giải ngân theo tháng. Đồng thời, rà soát, kiện toàn các ban chỉ đạo để phân công các đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo triển khai tại các dự án; tăng cường kiểm tra, giám sát để chỉ đạo, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân chưa đạt như kỳ vọng xuất phát chủ yếu từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân do chậm triển khai giải phóng mặt bằng, tái định cư, chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế, chậm trong khâu đấu thầu, ký kết hợp đồng, điều chỉnh thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Cùng với đó, dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay; kế hoạch vốn chưa bám sát tiến độ triển khai của các dự án...Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Word Bank (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, hiện tại, đơn vị này đã phân bổ, nhập tabmis xong dự toán vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024. Ban Quản lý Dự án World Bank đã nhận được nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024 trên dịch vụ công là 645.770 triệu đồng.
Trong quá trình sử dụng nguồn vốn này, Đại học Quốc gia Hà Nội đang gặp một số khó khăn. Cụ thể, theo yêu cầu từ Nhà tài trợ, một số hoạt động sau cần lấy ý kiến “Không phản đối – NOL” từ Nhà tài trợ trước khi triển khai thực hiện như kế hoạch tổng thể dự án, kế hoạch hàng năm, sổ tay vận hành dự án, kế hoạch đấu thầu đối với các gói thầu sử dụng vốn vay nước ngoài, đề cương nhiệm vụ đối với các đơn vị tư vấn đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi ký kết hợp đồng đối với các gói thầu xem xét trước. Theo đó, thời gian triển khai các công việc này thường bị kéo dài do phải liên tục cập nhật, điều chỉnh trước khi Nhà tài trợ có Thư Không phản đối gửi tới các đơn vị.
Ngoài ra, trong thanh toán cũng gặp khó khăn do dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Điều này khiến kiểm soát thanh toán mất rất nhiều thời gian do hồ sơ thanh toán được thẩm định, kiểm soát tại Kho bạc Nhà nước và Bộ Tài chính trước khi gửi cho Nhà tài trợ thanh toán cho nhà thầu, dẫn đến việc chậm thanh toán vốn cho nhà thầu tại một số thời điểm như các dịp nghỉ lễ, Tết của Việt Nam và dịp nghỉ lễ Giáng sinh, Tết dương lịch của Nhà tài trợ. Theo đó rủi ro kinh phí được cấp trong năm không được sử dụng hết rất dễ xảy ra, khả năng dự án bị huỷ dự toán và không cấp lại cho năm tiếp theo là rất cao.
Là một trong những Bộ chiếm lượng vốn ODA lớn nhất, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông và Vận tải) cho biết năm nay Bộ được giao 4.366 tỷ đồng. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng tới quá trình giải ngân liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng. Cụ thể như dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, vướng đi qua khu vực nhiều rừng, thủ tục chuyển đổi rừng mất tới 1,5 năm. Do đó chi phí giải phóng mặt bằng thường bị tăng lên con số không nhỏ.
Ngoài ra, tại Hội nghị, các bộ, ngành đã cùng thảo luận và xác định nguyên nhân giải ngân chậm, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính như chậm giải phóng mặt bằng, chậm trong khâu đấu thầu, thiết kế kỹ thuật; dự án phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, hiệp định vay; chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ đối với các hồ sơ,… Ngoài ra, trong các tháng đầu năm, một số bộ, ngành vẫn tập trung giải ngân kế hoạch vốn 2023 kéo dài.
Để tháo gỡ tình trạng trên, Hội nghị đã thống nhất một số giải pháp như giám sát chặt chẽ tiến độ, tập trung triển khai thực hiện các dự án đã xong chuẩn bị đầu tư; rà soát để tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt hoặc cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kịp thời hạn; khẩn trương xử lý vướng mắc giải phóng mặt bằng và các vướng mắc khác trong phạm vi thẩm quyền. Đối với các kiến nghị giải pháp vượt quá thẩm quyền xử lý của các Bộ ngành, cần nhanh chóng tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Bộ Tài chính và các Bộ ngành tham gia hội nghị cùng thống nhất sẽ theo dõi sát sao và quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn như Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã đặt mục tiêu.
- Từ khóa :
- bộ tài chính
- giải ngân vốn đầu tư công
- bộ ngành
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Tài chính
07:00' - 15/05/2024
Quyết định số 412/QĐ-TTg cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến 6 ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính giai đoạn 2024 - 2025.
-
Tài chính
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng
17:48' - 14/05/2024
Ngày 14/5, Bộ Tài chính đã có công điện gửi Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan về tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính đề nghị nhiều địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
19:43' - 04/05/2024
Bộ Tài chính vừa có báo cáo Chính phủ về kết quả giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm của 6 địa phương là Bình Thuận, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Indonesia quyết định tham gia ngân hàng đa phương của khối BRICS
09:12' - 26/03/2025
Tổng thống Prabowo nhấn mạnh rằng NDB được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển bền vững, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
-
Tài chính
Ấn Độ dự kiến bỏ thuế quảng cáo kỹ thuật số
21:50' - 25/03/2025
Chính phủ Ấn Độ lên kế hoạch bãi bỏ mức thuế 6% đối với quảng cáo kỹ thuật số – loại thuế chủ yếu ảnh hưởng đến các tập đoàn công nghệ Mỹ như Google- công ty con của Alphabet, Meta và Amazon.
-
Tài chính
Hải Dương ước thu ngân sách trên 9.800 tỷ đồng trong quý I
20:42' - 25/03/2025
Theo Sở Tài chính Hải Dương, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt trên 9.820 tỷ đồng, đạt 36% dự toán năm và bằng 137% so với cùng kỳ.
-
Tài chính
Dự kiến ban hành Nghị định sửa đổi thuế suất MFN trong tháng 3
19:27' - 25/03/2025
Việc điều chỉnh sửa Nghị định 26/2023/NĐ-CP có vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
-
Tài chính
Bộ Tài chính thông tin về việc mua sắm xe ô tô công có nguồn gốc nhập khẩu
15:27' - 25/03/2025
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 3646/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương về việc mua sắm xe ô tô công có nguồn gốc nhập khẩu.
-
Tài chính
Hàn Quốc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
07:54' - 25/03/2025
Với khoản hỗ trợ này, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu của Hàn Quốc có thể vượt qua tình hình bất ổn gia tăng trên thị trường thương mại toàn cầu nếu họ đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và điểm đến.
-
Tài chính
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2026
18:21' - 24/03/2025
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.
-
Tài chính
Trung Quốc đẩy mạnh chính sách tài chính chủ động
16:43' - 24/03/2025
Trung Quốc sẽ triển khai chính sách tài khóa chủ động hơn trong năm nay, đồng thời đảm bảo duy trì sức mạnh và hiệu quả bền vững.
-
Tài chính
Vương quốc Anh sẽ cắt giảm 2 tỷ bảng/năm chi phí hoạt động chính phủ
08:54' - 24/03/2025
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Rachel Reeves xác nhận kế hoạch của chính phủ giảm 15% chi phí hoạt động của Dịch vụ công vụ, tương đương 2 tỷ bảng (2,3 tỷ USD)/năm, vào cuối nhiệm kỳ của Quốc hội.