Nhóm G20 hướng tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu
Ngày 17/2/2022, G20 dưới sự chủ trì của Indonesia đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương đầu tiên. Bước đầu tiên này là một phần trong chương trình nghị sự năm Chủ tịch của Indonesia nhằm cải cách kiến trúc y tế toàn cầu, thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và điều hướng quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.
Chương trình nghị sự cũng đặt G20 vào trung tâm điều phối sự phục hồi từ đại dịch COVID-19. Với việc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang khiến tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt trên toàn cầu cũng như khả năng tiếp cận không đồng đều với vaccine ngừa virus, phương pháp điều trị và xét nghiệm, quá trình phục hồi toàn cầu dự kiến sẽ bị gián đoạn và không đồng đều.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ yếu hơn, ở mức khoảng 3,9% ở các nước tiên tiến trong năm 2022. Các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển cũng được dự báo sẽ tăng trưởng yếu hơn ở mức khoảng 4,8%. Các quốc gia thu nhập thấp phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn nhiều, với khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara dự kiến tăng trưởng 3,7%.Các yếu tố như thực phẩm và năng lượng tăng giá cùng khả năng lãi suất tăng cao, mối đe dọa từ các biến thể COVID-19 mới, gián đoạn chuỗi cung ứng, thiên tai do biến đổi khí hậu và căng thẳng địa chính trị cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế.
Đại dịch COVID-19 đã tấn công vào hệ thống thương mại mà lẽ ra đã cần được cải cách để khắc phục những điểm yếu về cấu trúc và tăng cường kỷ luật trong các lĩnh vực có tầm quan trọng nhất của thương mại quốc tế như kinh tế kỹ thuật số.Nhóm G20 tái khẳng định cam kết cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Indonesia có vị trí tốt để dẫn đầu những nỗ lực như vậy sau khi nắm bắt sáng kiến này. Sáng kiến về cải cách thương mại thế giới, được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Các vấn đề về chuyển đổi năng lượng bền vững và kinh tế kỹ thuật số - mà Indonesia đang ưu tiên - cũng nằm trong phạm vi tất cả các khía cạnh của thương mại quốc tế và cải cách thương mại đa phương.Trước những bất ổn toàn cầu và quỹ đạo phục hồi không đồng đều, trên cương vị Chủ tịch G20 năm 2022, Indonesia đưa ra chủ đề cốt lõi là: “Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn”. Là một nước đang phát triển, Indonesia gánh vác sứ mệnh G20 của riêng mình cũng như tất cả các nước đang phát triển.Nhiều quốc gia có thu nhập thấp và đang phát triển đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch sau khi kinh tế bị thu hẹp, tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói tăng vọt. Đại dịch COVID-19 có thể đã đẩy hơn 100 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực. Một số quốc gia đã phải đối mặt với cảnh khốn cùng do nợ trước đại dịch và hiện có thêm nhiều quốc gia rơi vào tình cảnh tương tự.
Thông cáo báo chí của Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và các Thống đốc ngân hàng trung ương G20 đã ủng hộ một chương trình nghị sự rộng lớn để phục hồi kinh tế toàn cầu. Các thành viên G20 đã nhất trí thu xếp các chiến lược để cùng nhau phục hồi và phục hồi mạnh mẽ hơn, với sự "cân nhắc kỹ lưỡng đối với hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia".Nhóm đặc trách về y tế và tài chính chung của G20 đã cam kết thực hiện một chương trình làm việc nhằm cải thiện sự hợp tác giữa các Bộ trưởng Tài chính và Y tế về việc phòng ngừa, sẵn sàng chuẩn bị và ứng phó với đại dịch cũng như tăng cường cấu trúc y tế toàn cầu. Đây chính là những mối quan tâm lớn hơn của Indonesia về sự tiếp cận cân bằng đối với các dịch vụ y tế hỗ trợ cho mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trên thế giới vào năm 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Nhóm đặc trách về y tế và tài chính G20 cũng giao nhiệm vụ cho WHO và Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá các cơ chế và phương thức tài trợ quốc tế hiện có để phòng ngừa, sẵn sàng chuẩn bị và ứng phó với đại dịch - một nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo nguồn tài chính đầy đủ và bền vững.Tầm quan trọng của việc giải ngân nhanh chóng đối với các nguồn ngân sách trên quy mô toàn cầu là bài học kinh nghiệm từ làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 đầu tiên. Các thỏa thuận tài chính toàn cầu tốt hơn là rất quan trọng để đảm bảo điều này trong trường hợp xảy ra các đại dịch trong tương lai.
Với nhiều quốc gia đang đối mặt với rủi ro nợ công tiềm ẩn hoặc thực tế, các thành viên G20 - hầu hết là các quốc gia chủ nợ - sẽ cần phải hỗ trợ các quốc gia thu nhập thấp có đủ điều kiện thông qua Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ. Chi phí trả nợ ước tính được hoãn lại theo sáng kiến này từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2021 là khoảng 12,9 tỷ USD, với hơn 40 quốc gia được hưởng lợi từ khuôn khổ.Các thành viên G20 đã tự nguyện chuyển các khoản đóng góp về Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF cho các quốc gia có nhu cầu nhất, với cam kết hỗ trợ 60 tỷ USD và tham vọng toàn cầu để huy động 100 tỷ USD.Các thành viên G20 cũng đã nhất trí phối hợp với các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức tài chính quốc tế để hỗ trợ các nước có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương.
Điều này sẽ được thực hiện thông qua các cơ chế như quỹ tín thác về khả năng phục hồi và bền vững, quỹ tín thác về tăng trưởng và giảm nghèo, viện trợ phát triển quốc tế và khuôn khổ chung về xử lý nợ ngoài sáng kiến tạm đình chỉ trả nợ. Nhóm G20 tiếp tục tăng cường xóa nợ và hỗ trợ tài chính, đặc biệt cho các nước có thu nhập thấp.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương, các thành viên G20 đã nhắc lại cam kết hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cũng như thực hiện các cam kết của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26). Các thành viên G20 cam kết loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả.Các thành viên G20 cũng tái khẳng định cam kết của các nước phát triển trong việc cùng huy động 100 tỷ USD tài trợ khí hậu hàng năm cho đến năm 2025 để giải quyết nhu cầu của các nước đang phát triển. Cam kết này đề cập đến vấn đề rộng lớn hơn là thiết lập các hướng dẫn tài chính bền vững để giúp thị trường huy động vốn tư nhân để tài trợ cho tài sản, công nghệ và cơ sở hạ tầng xanh.Cuộc họp tháng 2/2022 dưới sự chủ trì của Indonesia là một bước thành công nhằm giải quyết các thách thức kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc cải cách các thể chế đa phương, nhằm bắt kịp với bối cảnh thương mại đang phát triển và hướng tới một quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững hơn. Sự hợp tác sâu hơn và hành động tập thể của G20 sẽ là cần thiết để thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn và bao trùm hơn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G20 ưu tiên thảo luận về thị trường lao động toàn diện
17:03' - 08/03/2022
Theo Bộ trưởng Nhân lực Indonesia, thị trường lao động toàn diện sẽ là một trong những vấn đề ưu tiên thảo luận của Nhóm công tác việc làm G20 (EWG) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Indonesia.
-
Tài chính & Ngân hàng
G20: Cần khuôn khổ quản lý và giám sát tiền điện tử
08:21' - 19/02/2022
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí về sự cần thiết thiết lập một khuôn khổ quản lý và giám sát các tài sản tiền điện tử.
-
Kinh tế Thế giới
G20 nhất trí triển khai hai trụ cột thuế quốc tế từ năm 2023
08:04' - 19/02/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết hai trụ cột chính sách thuế quốc tế - gồm thuế trong lĩnh vực kỹ thuật số và thuế tối thiểu toàn cầu - sẽ có hiệu lực từ năm 2023.
-
Tài chính
Giới chức tài chính G20 thảo luận các vấn đề ảnh hưởng tới kinh tế thế giới
11:55' - 17/02/2022
Các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ tranh luận về một loạt yếu tố tác động đến kinh tế toàn cầ tại cuộc họp bắt đầu vào 17/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10' - 12/07/2025
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.