Nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung khí đốt của EU
Phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khí đốt từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng tìm kiếm nguồn thay thế trên toàn thế giới để bù đắp thiếu hụt nhập khẩu của Nga, trong trường hợp Gazprom đột ngột ngừng cung cấp nhiên liệu này. Đây là nhận định được đưa ra trong bài viết đăng tải trên tờ "Le Figaro".
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, khí đốt nhập khẩu từ Nga chiếm tới 20% lượng tiêu thụ năng lượng của EU. Giai đoạn khủng hoảng bùng phát trong quan hệ giữa Nga và Ukraine xảy ra từ năm 2006, 2009 và 2014 đã khiến EU và các quốc gia thành viên chủ chốt như Pháp, Đức, Italy quan ngại về nguy cơ nguồn cung khí đốt từ Moskva bị hạn chế.
Hồi tuần trước, Phó thủ tướng Đức Robert Habeck thừa nhận tình hình địa chính trị bắt buộc EU phải tính toán những khả năng khác để bảo đảm nhập khẩu đủ khí đốt, đa dạng hóa nguồn cung.
Thị trường khí đốt châu Âu hiện nay đã ổn định và vững vàng hơn so với năm 2009, thời điểm mà nguồn cung từ Nga sang châu Âu đã bị đình trệ trong 13 ngày do cuộc khủng hoảng Ukraine, khiến cho khí đốt từ Nga sang châu Âu trung chuyển qua Ukraine đột ngột bị cắt 70%.
Một số điều khoản trong hợp đồng cấm bán lại khí đốt đã bị bãi bỏ, hệ thống đường ống kết nối với nhau tốt hơn. Châu Âu cũng có điều kiện nhập khẩu thêm khí đốt từ Algeria, Na Uy, Azerbaijan, còn Hà Lan thì có thể khai thác thêm từ mỏ Groningue, hiện đang tạm thời đóng cửa. Dự trữ khí đốt chiến lược của EU cho phép họ cầm cự thêm vài tháng.
Tuy nhiên, nếu nguồn cung bị cắt đột ngột, hậu quả sẽ rất lớn, đặc biệt đối với những nước như Áo, Slovakia và một số khu vực của Italy. Đức cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt Nga và đóng cửa hết các nhà máy điện hạt nhân.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Nga cung cấp 46,8% tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào châu Âu, trong khi Mỹ chỉ có 11,6%, Algeria 6,3%, Na Uy 4,3% và các nước còn lại là 10,5%.
EU không có nhiều giải pháp và nếu có thì cũng không thể huy động trong "một sớm một chiều". Các nhà cung cấp truyền thống tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai thế giới, mới đây đã nhận được yêu cầu hỗ trợ từ Mỹ.
LNG được vận chuyển bằng tàu chở chuyên dụng, hiện chiếm một nửa nhu cầu khí đốt của thế giới, là giải pháp linh hoạt hơn nhiều vận chuyển bằng hệ thống đường ống cố định. Nhiều đội tàu lớn không bị ràng buộc bởi những hợp đồng dài hạn nên rất dễ chuyển hướng giữa hành trình, nếu như có khách hàng đề nghị mức giá hấp dẫn hơn.
Doha cho biết họ sẽ phải yêu cầu nhiều khách hàng, chủ yếu là ở châu Á, chấp nhận cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu để chuyển sang châu Âu.
Ông Thomas Pellerin-Carlin, Giám đốc Trung tâm năng lượng của Viện Nghiên cứu châu Âu Jacques Delors, cho biết trong mấy tuần nay, Mỹ huy động toàn bộ hệ thống ngoại giao để tìm cách tăng nguồn cung LNG cho châu Âu.
Cuối tháng 1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết hai bên phối hợp chặt chẽ để bảo đảm EU có thêm nguồn khí đốt đa dạng, tránh được cú sốc lớn, kể cả trong trường hợp bùng nổ xung đột giữa Moskva và Kiev.
Nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến, Mỹ đã vươn lên thành nước xuất khẩu khí hoá lỏng lớn, hy vọng sẽ tranh thủ được tình thế khó khăn của EU. Lượng xuất khẩu LNG của Mỹ tăng nhanh gần đây.
Trả lời phỏng vấn tờ "The Wall Street Journal", chuyên gia Daniel Yergin của Trung tâm Nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết xuất khẩu LNG của Mỹ cho châu Âu đã vượt khối lượng khí đốt của Nga chuyển sang thị trường quan trọng này qua đường ống.
Xuất khẩu của Mỹ gia tăng, giá khí đốt tăng gấp 4 lần tại châu Âu trong giai đoạn từ mùa Hè cho đến dịp Giáng sinh, khiến cho giá LNG của Mỹ cạnh tranh tốt hơn.
Một số nước khác có thể hỗ trợ nhất định cho EU. Theo đề nghị của Brussels và Washington, Nhật Bản mới đây đã bắt đầu chuyển hướng cung cấp LNG sang cho châu Âu từ nguồn giao hàng dành riêng cho họ.
Tuy nhiên, nguồn cung này rất hạn chế và chủ yếu có ý nghĩa tượng trưng vì Nhật Bản, nước nhập khẩu LNG lớn nhất, cũng không thể dễ dàng tăng lượng dự trữ của mình.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định nguy cơ Gazprom cắt giảm giao hàng cho châu Âu là thấp vì rất nhiều hợp đồng với Nga là hợp đồng dài hạn và họ bắt buộc phải thực hiện. Ngoài ra, năm 2021, Nga đã thu 62 tỷ euro nhờ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu (thấp hơn xuất khẩu dầu) và tiếp tục cần khoản tiền này.
Về lý thuyết, EU có thể cắt giảm tiêu thụ khí đốt hoặc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện than để sản xuất điện. Bà Catherine MacGregor, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Pháp Engie, cho biết nếu có vấn đề mang tính chất rất ngắn hạn và rải rác, nước này có thể xử lý được nhờ nguồn dự trữ sẵn có.
Hiện tại, dự trữ năng lượng các loại của Pháp đã được nâng lên 34% trong tuần qua./.
- Từ khóa :
- liên minh châu âu
- khí đốt
- nguồn cung khí đốt
- nga
- giá khí đốt
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Eni sẵn sàng tăng sản lượng khí đốt tại Italy
08:58' - 21/02/2022
Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng Eni của Italy, ông Claudio Descalzi, cho biết tập đoàn này vẫn có trữ lượng khí đốt tự nhiên tại Italy và sẵn sàng tăng sản lượng nếu cần.
-
Hàng hoá
Cập nhật giá xăng dầu, khí đốt hôm nay 16/2
09:37' - 16/02/2022
Giá các kỳ hạn của mặt hàng dầu thô, khí gas tự nhiên, xăng dầu thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 15/2/2022.
-
Thị trường
Thị trường khí đốt châu Âu giảm nhiệt
08:01' - 16/02/2022
Giá khí đốt kỳ hạn tháng 3 tại Trung tâm TTF Hà Lan đã giảm xuống còn 809 USD/1.000 m3 hoặc tương đương 69 euro/MWh. Mức giảm tổng thể của giá khí đốt từ đầu ngày 15/2 là khoảng 14,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu khí đốt của Anh sẽ tăng 70% vào năm 2030
07:26' - 11/02/2022
Theo dự báo chính thức, nhập khẩu khí đốt của Vương quốc Anh sẽ tăng đáng kể trong 30 năm tới ngay cả khi toàn bộ trữ lượng hiện có ở Biển Bắc được khai thác.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.